Đỗ Võ Anh Khoa1,2, Nguyễn Văn Đức2, Nguyễn Tuyết Giang2,3,4, Trần Hồng Mi2
1Viện Chăn nuôi, 2Hội Chăn nuôi Việt Nam, 3Trường Đại học An Giang, 4Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên hệ: [email protected], 0918026653
KHÁI NIỆM
Có nhiều khái niệm hơi khác nhau về chuyển đổi số nhưng tựu trung lại thì định nghĩa của Microsoft là tương đối rộng và đầy đủ. Theo đó chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới (tăng giá trị). Ở đây giá trị của chăn nuôi là một chuỗi từ sản xuất đến dịch vụ/kinh doanh trong và ngoài hệ thống tuần hoàn. Có lẽ khái niệm “Tuần hoàn trong chăn nuôi” chỉ mang tính tương đối (tuần hoàn/bán tuần hoàn, tuần hoàn kín/hở, kinh tế/phi kinh tế) và khái niệm “Sản xuất chăn nuôi” dù không nói ra cũng đã bao hàm vấn đề “kinh tế” trong nó bởi con người luôn hướng đến giá trị kinh tế trong các hoạt động sản xuất.
Gần đây, chuyển đổi số dấy lên như là cuộc cách mạng trong tất cả các mặt của đời sống xã hội ở Việt Nam. Nó là nhân tố mang tính quyết định cho sự phát triển các ngành/lĩnh vực nói chung và chăn nuôi nói riêng trong thời đại 4.0. Trong bối cảnh vừa tiếp cận công nghệ mới, xây dựng con người mới thích ứng, việc đẩy mạnh chuyển đổi số đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành chăn nuôi.
LỢI ÍCH
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho mọi đối tượng tham gia, từ nhà quản lý đến nhà doanh nghiệp, nhà nông và nhà tiêu thụ. Các lợi ích đó có thể tóm tắt qua Hình 1. Trong đó, nếu làm tốt thì các bên tham gia sẽ lập kế hoạch tổ chức sản xuất-kinh doanh,… một cách hiệu quả hơn. Riêng việc định giá sản phẩm/doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng, vì thể doanh nghiệp sẽ có ưu thế trong việc kêu gọi đầu tư và kích hoạt thị trường chứng khoán. Đối với nhà nông, cái khó nhất vẫn là tự hướng đến tư duy tri thức số và chuyển đổi số khi mà các công nghệ thường quy vẫn chưa được áp dụng đầy đủ và vận hành hiệu quả trong hệ thống sản xuất.
Hình 1: Lợi ích của chuyển đổi số
CÁC BƯỚC
Về cơ bản chuyển đổi số gồm 3 bước là (i) Số hóa dữ liệu – Digitization, (ii) Áp dụng công nghệ số để tối ưu/tự động hóa qui trình trong sự phối hợp – Digitalization, và (iii) Chuyển đổi số để tạo thêm giá trị – Digital transformation, tất cả là để nâng cao hiệu quả quản lý, sản xuất, kinh doanh. Với ngành chăn nuôi Việt Nam, chúng ta mới bắt đầu chập chững vào bước 1, cũng là bước quan trọng nhất của chuyển đổi số.
Các công nghệ có thể áp dụng trong chuyển đổi số của ngành chăn nuôi gồm công nghệ chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (internet of things), trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), điện toán đám mây (cloud computing),… và các khối ưu tiên cần chuyển đổi số căn bản là khối nhà nước, khối doanh nghiệp và khối nông hộ. Điều quan trọng là cần làm rõ những điểm chung và riêng về mục tiêu, mô hình, sự liên kết, sự chia sẻ và khai thác giữa các khối trước khi bắt đầu thực hiện chuyển đổi số, trong đó vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là quan trọng nhất.
Như vậy, có thể thấy chuyển đổi số bắt đầu từ tư duy và nhận thức của người lãnh đạo/quản lý dựa trên mớ hỗn độn của các kiểu dữ liệu cần chuyển đổi, tích hợp và liên kết đang có. Vì vậy nó nên được bắt đầu từ nên bắt đầu từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình xây dựng cần có đánh giá và cải thiện theo từng công đoạn, lộ trình, từng bước mở rộng và phát triển hệ thống, và ngành chăn nuôi cũng không ngoại lệ.
Hình 2: Các bước chuyển đổi số
THÁCH THỨC
Có thể nói trong thời gian qua, ngành chăn nuôi Việt Nam có những bước tăng trưởng ngoạn mục qua từng thập kỷ, tuy nhiên sự tăng trưởng có phần rời rạc, chưa đồng bộ và chưa mang tính chiến lược và liên kết giữa các khối. Có thể nói trong thập kỷ này chăn nuôi Việt Nam mới thực sự bắt đầu trong cuộc đua chuyên nghiệp ở quy mô lớn có ứng dụng công nghệ cao mang tầm quốc tế, hướng đến thị trường quốc tế một cách rõ nét hơn bao giờ hết.
Chuyển đổi số trong chăn nuôi đã dần hình thành trong thập kỷ qua sẽ là đòn bẩy cho sự tăng trưởng ngoạn mục của các doanh nghiệp trong thời gian tới. Sự bức tốc trong chuyển đổi số là rất dễ đối với khối doanh nghiệp. Điều lo lắng nhất vẫn là khối dẫn dắt chuyển đổi số (cơ quan quản lý nhà nước) và khối nông hộ (đang trong tình trạng ì ạch).
Vì vậy có thể nói trong bối cảnh hội nhập và suy thoái kinh tế thế giới thì việc chuyển đổi số trong chăn nuôi Việt Nam đang bắt đầu từ con số 0 (mặc dù chuyển đổi số đang âm thầm diễn ra đâu đó theo hình thức tự phát và thiếu sự liên kết giữa các khối). Rõ ràng là cách mạng chuyển đổi số bắt đầu đối mặt với sự chuyển mình của nền chăn nuôi lớn và hiện đại đúng nghĩa, từ đa phương thức/công nghệ/ mô hình,….đến đa chi phí (thêm gánh nặng lên người chăn nuôi tham gia chuyển đổi số bởi vốn dĩ trước đó người chăn nuôi đã đối mặt với nhiều thách thức của ngành về chi phí đầu như thức ăn, lao động, đến quản lý dịch bệnh,… và sự bấp bênh của giá cả thị trường…). Điều đó cũng làm giảm đi tính nhiệt huyết về chuyển đổi số của các nhà tham gia chuỗi giá trị chăn nuôi trong thời điểm này, đặc biệt là nhà doanh nghiệp và nhà nông (Hình 3).
Hình 3: Đa điểm của chăn nuôi trong chuyển đổi số
Những thách thức trong chuyển đổi số có thể tóm tắt ở Hình 4. Theo đó tính cấp thiết của chuyển đổi số ở từng khâu, từng đơn vị phải được nhận diện. Cuộc chiến chuyển đổi số là cuộc chiến kéo dài, đòi hỏi cần phải có nguồn kinh phí đáp ứng cho sự duy trì và phát triển. Cũng cần lưu ý là đối với ngành chăn nuôi, chuyển đổi số cho công tác quản lý dịch bệnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm là điều khó làm nhất. Thêm vào việc giám sát cam kết thực thi (trọng tài, người cầm cân nẩy mực) cũng là thách thức không nhỏ.
Hình 4: Thách thức của chuyển đổi số
Thực tế thách thức lớn nhất trong chuyển đổi số là việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (Big data), bởi chúng ta ai cũng hiểu rõ nếu nguyên liệu công nghệ đầu vào là rác thì sản phẩm công nghệ đầu ra cũng sẽ là rác. Điều này có liên quan để các vấn đề về (i) Phối hợp, hợp tác xây dựng CSDL lớn, thực sự có giá trị; (ii) Xây dựng khung xương để có thể phát triển CSDL lớn đồng bộ; (iii) Tích hợp, liên kết chính xác của các loại- kênh-mãng dữ liệu; (iv) Sự chính xác của dữ liệu tại thời gian thực (giá trị hữu dụng của dữ liệu); (v) Khả năng khai thác, phân tích, phát triển và dự đoán/ dự báo nhanh; (vi) Sự đồng tâm, phối hợp, kiên trì và trách nhiệm của các cá nhân/bộ phận; (vii) Xác thực tính chính xác của dữ liệu; (viii) Chi phí đầu tư ban đầu và dài hạn (cập nhật, nâng cấp CSDL); (ix) Sự tích hợp/liên kết của nguồn dữ liệu và công nghệ đa dạng; và (x) Bảo mật CSDL và an ninh mạng (Hình 5).
Hình 5: Thách thức trong xây dựng bộ cơ sở dữ liệu lớn
MONG ĐỢI
Nhà nước
- Định hướng, xây dựng & phát triển mô hình chuyển đổi số chuẩn quốc tế;
- Phân định, phân cấp quản lý rõ ràng;
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chuyển đổi số (kỹ thuật, cơ sở vật chất trang bị,…), nâng giá trị sản phẩm tiếp cận quy chuẩn;
- Hỗ trợ, thúc đẩy, dẫn dắt thị trường;
- Giám sát và điều hành;
- Đảm bảo lợi ích cho nhà doanh nghiệp, nhà nông hộ và nhà tiêu thụ.
Nhà doanh nghiêp
- Liên thông/liên kết với dữ liệu quốc gia (có phần bảo mật/đặc trưng);
- Minh bạch/cam kết thông tin chính xác;
- Dữ liệu thực tại thời gian thực;
- Liên kết thị trường quốc tế.
Nhà nông
- Tiếp cận và thay đổi tư duy sản xuất – kinh doanh trong chuỗi giá trị;
- Liên thông/liên kết với dữ liệu quốc gia và doanh nghiệp;
- Minh bạch/cam kết thông tin chính xác;
- Dữ liệu thực tại thời gian thực;
- Liên kết thị trường.
Nhà tiêu thụ
- Phản hồi tích cực, chính xác, trung thực chất lượng sản phẩm, dịch vụ,…chuyển đổi số, đặc biệt là trong giai đoạn đầu để chuyển đổi số đi vào nền nếp;
- Đặt hàng sản phẩm, dịch vụ,… chuyển đổi số của ngành chăn nuôi.
KẾT LUẬN
Từ góc nhìn của một nhà khoa học ắt hẳn có những giới hạn (thiếu sót và chưa thật sự đúng) về cách mạng chuyển đổi số trong công nghiệp chăn nuôi, nhưng hi vọng bài viết này tiếp tục truyền cảm hứng cho các bài viết tiếp theo, giúp các khối tham gia vào chuyển đổi số có cái nhìn sâu sắc, toàn diện và chi tiết hơn trước khi xây dựng mô hình chuyển đổi số quốc gia nhằm tiết kiệm công sức và tiền của, đưa chuyển đổi số thực sự nhanh vào hệ hệ thống quản trị/quản lý chăn nuôi. Để làm được điều này nhà nước phải đi đầu, đi nhanh để dẫn dắt câu chuyện chuyển đổi số vì mục đích quốc gia và các bên tham gia.
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất