Với hình thức chăn nuôi liên kết, mỗi năm, trại lợn quy mô 1.200 con/năm của gia đình ông Nguyễn Tiến Mạnh ở thôn 1 – Bồng Giang, xã Đức Giang (Vũ Quang – Hà Tĩnh) được Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam trả hơn 500 triệu đồng tiền công chăm sóc.
Năm 2012, sau khi được huyện giới thiệu mô hình chăn nuôi liên kết, gia đình ông Nguyễn Tiến Mạnh ở thôn 1 – Bồng Giang (xã Đức Giang) đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn hiện đại, có hệ thống làm mát bằng hơi nước và hệ thống bể biogas theo công nghệ của Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, với diện tích gần 1.000 m2, thả nuôi 600 con lợn thương phẩm/lứa.
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề nuôi lợn, ông Mạnh cho biết: Trong một lần đi tập huấn ở huyện, tôi biết đến mô hình chăn nuôi lợn liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam rất hiệu quả. May mắn lúc đó có chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện, gia đình đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi khép kín với chi phí gần 1 tỷ đồng, nuôi gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.
Anh Nguyễn Xuân Tiến – con trai ông Mạnh cho biết, bằng công nghệ chăn nuôi hiện đại, sau 6 tháng nuôi, bình quân mỗi con lợn đạt trọng lượng khoảng 120 -130 kg. Trong quá trình nuôi, Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi…, còn gia đình chỉ việc chăm sóc theo hướng dẫn.
Hiện tại, gia đình anh Tiến đang nuôi 550 con lợn thịt, khoảng 1 tuần nữa sẽ xuất chuồng.
“Ở giai đoạn xuất chuồng, mỗi ngày đàn lợn tiêu thụ 1,8 tấn thức ăn. Nhờ chú trọng khâu chăm sóc nên đàn lợn luôn đạt các tiêu chí do phía công ty đặt ra” – anh Nguyễn Xuân Tiến cho biết.
Nuôi lợn theo hình thức liên kết đã giúp gia đình anh Tiến không phải lo lắng về dịch bệnh. Bởi hằng ngày, chỉ cần thấy những dấu hiệu bất thường từ đàn lợn là gia đình sẽ liên hệ với công ty để cử cán bộ kỹ thuật thú y về tận nơi khám, hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị.
Hệ thống uống nước tự động được đầu tư bài bản giúp đàn lợn phát triển khỏe mạnh.
Theo anh Tiến, trong quá trình nuôi phải chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần và thời gian ăn mới đảm bảo được tỷ lệ nạc và trọng lượng khi xuất bán.
Khâu vệ sinh chuồng trại cũng được gia đình thực hiện đều đặn 2 lần/ngày, giúp chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ hơn.
Lợn tại trang trại gia đình anh Tiến được nuôi theo quy mô công nghiệp, chuồng kín, chủ động kiểm soát nhiệt độ bằng hệ thống làm mát, chất thải được xử lý triệt để. Do vậy, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, đồng thời hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt, năng suất cao và hạn chế sử dụng thuốc thú y, không dùng chất tạo nạc, chất cấm trong chăn nuôi thú y. (Trong ảnh: Hệ thống làm mát giúp điều hòa nhiệt độ khu vực nuôi).
Anh Nguyễn Xuân Tiến cho hay: Trang trại là một mắt xích trong chuỗi chăn nuôi khép kín được ký kết hợp đồng với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam nên luôn chủ động đầu ra, ít bị lệ thuộc vào giá cả thị trường. Đơn cử như năm 2018, giá thịt lợn trên cả nước xuống thấp, nhiều người dân điêu đứng nhưng trang trại của gia đình vẫn lãi đều mà không lo “rớt” giá vì đã ký kết bao tiêu sản phẩm.
Cũng theo anh Tiến, chăn nuôi lợn theo hướng liên kết tạo được sự an toàn so với chăn nuôi lợn truyền thống. Mỗi năm, gia đình nuôi 1.200 con, tổng năng suất đạt hơn 145 tấn lợn thịt/năm. Với hình thức nuôi liên kết này, gia đình được công ty trả công chăm sóc 4.000 đồng/kg, tính nhẩm cũng được hơn 500 triệu đồng/năm. Từ nguồn thu này giúp cuộc sống gia đình ngày một đi lên, có điều kiện giúp đỡ những gia đình khác có đam mê làm giàu từ chăn nuôi.
Chia sẻ bí quyết thành công, anh Tiến cho hay: Khi nuôi gia công phải luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, thực hiện theo đúng yêu cầu của đối tác đặt ra. Khi mình tự chăn nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn và giữ chữ tín trong giao dịch, nếu lóa mắt vì lợi nhuận mà làm ẩu chẳng khác gì tự hại mình.
Văn Chung
Nguồn: Báo Hà Tĩnh
- trại lợn li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất