Gần 1 năm khi được UBND tỉnh Thanh Hoá chấp thuận cho Công ty TNHH hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung được triển khai tại 2 xã Công Bình và Yên Mỹ (huyện Nông Cống) nhưng đến nay, dự án vẫn dậm chân tại chỗ. Vùng đất được thu hồi để phục vụ dự án vốn là “đồng xôi, ruộng mật” của nhiều hộ dân bỗng hoang hóa. Hiện người dân không mong chờ gì ngoài câu trả lời thoả đáng, có trách nhiệm của chủ đầu tư và các cơ quan chức năng.
Người dân thôn Ổn Lâm 1 khóc ròng trên những đồng mía. Ảnh: Ngọc Hưng
Dự án đắp chiếu, dân bó gối nhìn đất bỏ hoang
Tại vùng đất đồi thôn Ổn Lâm 1, Ổn Lâm 2 (xã Công Bình, huyện Nông Cống), trước mắt chúng tôi là đồi đất khô cằn, cỏ dại mọc um tùm. Dẫn chúng tôi đến thửa ruộng vốn là nguồn thu nhập chính của gia đình, ông Lê Đức Lương cho biết: “Nghe tin có dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung, chúng tôi rất vui mừng. Có dự án, người dân sẽ có công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, bởi thế dù mảnh đồi của gia đình đang trồng keo, nhưng chúng tôi chấp nhận chặt keo non, bán rẻ để giao đất cho dự án. Tuy nhiên, từ khi giao đất đến nay đã hơn 3 tháng, gia đình tôi vẫn chưa nhận được đồng tiền hỗ trợ, đền bù nào. Đất có mà không được sản xuất, để cỏ dại mọc, tôi xót xa lắm. Tôi đã hỏi UBND xã nhưng xã nói đang có ý kiến lên huyện”, ông Lương nói.
Cũng như gia đình ông Lương, gia đình ông Lê Sỹ Thành cũng không biết làm gì khi vùng đồi vốn là “nguồn sống” của gia đình nay bỏ hoang. Ông Thành cho biết: “Khi nghe thông báo của UBND huyện Nông Cống, chúng tôi đã nghiêm túc chấp hành, không sản xuất, tính phương án di dời và làm ăn kinh tế ở nơi mới. Tuy nhiên thời gian giao đất đã lâu, người dân vẫn chưa được nhận tiền đền bù, hỗ trợ. Dự án lớn được tỉnh chấp thuận, chúng tôi nhanh chóng giao đất để phục vụ dự án. Rồi dự án về, chúng tôi có thêm công ăn việc làm, nhưng không nghĩ dự án lại dậm chân tại chỗ như vậy. Nếu chưa thực hiện dự án thì để đất cho chúng tôi sản xuất, chứ đất để không hoang phí, người dân lại không có thu nhập”.
Ngoài gia đình ông Lương, ông Thành còn có 40 hộ dân khác ở các thôn Ổn Lâm 1, Ổn Lâm 2 và thôn Ná thuộc diện ảnh hưởng của dự án. Nhiều hộ dân điêu đứng, không có thu nhập trong khi cả trăm hecta đất nông nghiệp bỏ hoang, gây lãng phí. “Nếu không phải giao đất, chúng tôi đã có thể canh tác thêm một vụ, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống bằng biện pháp xen canh… Bây giờ bắt đầu canh tác thì cũng muộn thời vụ. Phần lớn diện tích bị thu hồi là đất trồng mía, lâu nay chúng tôi liên kết sản xuất với phía Công ty mía đường Nông Cống và được họ hỗ trợ giống, phân bón. Nhưng họ đã dừng liên kết từ khi có quyết định thu hồi đất. Bây giờ chúng tôi có sản xuất thì cũng không có nơi tiêu thụ”, một người dân chia sẻ.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Ông Đinh Xuân Dùng – Chủ tịch UBND xã Công Bình cho biết: “Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung được triển khai tại 2 xã Công Bình và Yên Mỹ được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương tại quyết định số 1630 ngày 17/5/2017, với tổng nguồn vốn đầu tư là 3.800 tỷ đồng. Ngay sau đó, UBND huyện Nông Cống đã ra quyết định thu hồi đất, với tổng diện tích thu hồi là 964.854,95m2, bao gồm đất ở, đất vườn ao, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất lâm nghiệp và đất giao thông – thủy lợi… Tại xã Công Bình, tổng diện tích đất của xã trong trong dự án bị lấy đi gần 100ha, chủ yếu là đất của 3 thôn: Ổn Lâm 1 và Ổn Lâm 2 và Ná. Hiện các hộ dân rất hoang mang không rõ dự án có tiếp tục triển khai hay không? Nếu không triển khai thì phải sớm có câu trả lời để người dân tiếp tục canh tác, ổn định sản xuất. Đồng thời, huyện, tỉnh cũng cần có chỉ đạo phía Công ty mía đường Nông Cống tiếp tục liên kết sản xuất, hỗ trợ giống, phân bón cho bà con như trước khi có dự án”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tuấn – Phó chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho biết, UBND huyện đã gửi công văn yêu cầu Công ty TNHH hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ chuyển kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng nhưng chưa được phía Công ty giải ngân.
Được biết, trong một buổi làm việc giữa UBND huyện Nông Cống và Công ty TNHH hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ và công dân xã Công Bình, ông Phạm Tuấn Hiệp – Phó tổng giám đốc Công ty cho rằng: “Do kinh phí giải phóng mặt bằng lớn, Công ty không đủ khả năng thực hiện việc ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo phương án được duyệt. Công ty đề nghị UBND tỉnh cho phép Công ty được thuê đất đã giải phóng mặt bằng để tiếp tục dự án nhưng không được UBND tỉnh chấp thuận”.
Liên quan đến vụ việc này, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn khẳng định, ngân sách tỉnh hàng năm không đủ chi cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư không thuộc ngân sách Nhà nước. Do đó, Công ty TNHH hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ đề nghị thuê đất đã giải phóng mặt bằng và không ứng trước kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án là không có cơ sở xem xét giải quyết.
Ngọc Hưng
Nguồn: Báo Gia đình
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất