Sáng 20-4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan có buổi làm việc với Cơ quan Quản Lý CITES Việt Nam cùng các đơn vị chức năng liên quan về tình hình xuất nhập khẩu động vật, thủy sản.
Tại buổi làm việc, bà Hà Thị Tuyết Nga, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cho biết: Trong giai đoạn 2019-2022, hằng năm, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES cấp từ 5.000-8.000 giấy phép các loại, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật. Những mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam bao gồm da trăn, da cá sấu, cá sấu sống, khỉ đuôi dài, gió bàu, thạch hộc; các mặt hàng nhập khẩu và tái xuất khẩu chính (có nguồn gốc từ quốc gia khác) gồm: da bò sát các loại (phục vụ sản xuất hàng thời trang), cá rồng, cá tầm, lan nuôi cây mô, động vật hoang dã phục vụ vườn thú, gỗ, sâm châu Mỹ, lan nuôi cấy mô. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và điều chỉnh của các thị trường mà lượng xuất nhập khẩu các mặt hàng biến động theo thời gian. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm ước đạt 100 triệu đô la Mỹ. Việt Nam là một trong các quốc gia châu Á phát triển nuôi động vật hoang dã và trồng cấy nhân tạo các loại thực vật ở nhiều địa phương, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long (chiếm hơn 80% sản lượng nuôi ĐVHD trên cả nước).
Bà Nga cũng cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều hoạt động xuất khẩu động vật hoang dã bị dừng, chậm. Cụ thể, Trung Quốc (thị trường chính) đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu động vật trên cạn làm thực phẩm cũng như phía Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 05/CT-TTg và số 29/CT-TTG chỉ đạo “cấm” hoặc “dừng” nhập khẩu mẫu vật động vật hoang dã trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc nhập khẩu động vật hoang dã phục vụ các mục đích như nghiên cứu khoa học, trưng bày vườn thú, nguyên vật liệu để sản xuất, chế biến, kinh doanh mẫu vật ĐVHD.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại buổi làm việc
Bên cạnh đó, một số văn bản quy phạm pháp luật chưa rõ ràng, quy định của pháp luật trong nước chưa nội luật hóa hết các quy định của CITES do vác Nghị quyết, Quyết định và khuyến nghị của CITES được ban hành theo định kỳ hàng năm và 3 năm theo quyết định của Hội nghị các quốc gia thành viên CITES (CoP) và Ủy ban thường trực CITES.
Tại buổi làm viêc, bà Nga cũng nêu những vướng mắc hiện nay trong nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc mong được Bộ NN-PTNT tháo gỡ. Theo bà Nga, hiện thế giới có 27 loài cá tầm và tất cả đều được xếp vào danh mục quản lý theo Công ước CITES. Trong số này, chỉ có 2 loài thuộc Phụ lục II, còn lại là Phụ lục I (những loài bị đe dọa tuyệt chủng, và nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại).
Hiện Việt Nam chỉ cho phép nhập khẩu mẫu vật cá tầm sống từ Trung Quốc; và trứng cá tầm thụ tinh từ Đức và Nga. Trung bình hàng năm, nước ta nhập khoảng 2.500 tấn cá sống, và 20kg trứng cá.
Với mẫu vật cá tầm sống, Việt Nam cho phép nhập 2 loài là cá tầm Siberi và cá tầm Nga. Trong năm 2021, CITES Việt Nam đã cấp giấy phép cho khoảng 3.000 tấn cá tầm sống nhập vào Việt Nam.
Từ những năm 2020, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi cá tầm phản ánh việc cá tầm Trung Quốc ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam. Theo ý kiến này, nguồn cá nhập từ Trung Quốc không chứng minh được nguồn gốc, và giá bán chỉ bằng phân nửa hoặc hai phần ba giá cá tầm trong nước.
Do khó truy xuất nguồn gốc, một số cá thể cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam có thể là con lai. Điều này trái với Công ước CITES mà Việt Nam là một nước tham gia. Trong đó, CITES quy định rõ, cá tầm nhập khẩu, sản xuất thương mại phải là thuần chủng.
Trước quan ngại từ Trung Quốc về vấn đề nhập khẩu cá tầm tại Việt Nam, Cơ quan CITES đã 3 lần gửi thư cho phía bạn trong vòng một tháng qua, đề nghị làm rõ chuyện cá tầm trong các trại nuôi của Trung Quốc có phải thuần chủng hay không. Tuy nhiên, đến nay CITES Việt Nam chưa nhận câu trả lời.
Song song với đó, CITES Việt Nam đã gửi thư đề nghị Ban Thư ký CITES quốc tế hỗ trợ giám định cá tầm, đồng thời phối hợp tìm các biện pháp tham chiếu, khảo nghiệm, ứng xử phù hợp. Cơ quan cũng liên tục tổ chức các đoàn kiểm tra cơ sở kinh doanh nhập khẩu cá tầm sống từ Trung Quốc để tham mưu, tư vấn kịp thời cho các cơ quan quản lý nhà nước.
Bà Hà Thị Tuyết Nga, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam nêu những vướng mắc hiện nay trong nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc
Sau khi nghe báo cáo của Cơ Quan Quản Lý CITES Việt Nam về hoạt động xuất nhập khẩu động thực vật hoang dã và những vướng mắc trong nhập khẩu cá tầm, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu các đơn vị liên quan xem xét toàn bộ vấn đề và đưa ra kết luận cụ thể để hướng dẫn doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả đơn vị nhập khẩu lẫn đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước.
Bộ trưởng nhấn mạnh, không để những vấn đề trong tầm giải quyết tồn đọng quá lâu. Với riêng hoạt động nhập cá tầm, lãnh đạo Bộ NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc dựa theo căn cứ là Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Đây được xem là một bản nội địa hóa Công ước CITES, đồng thời là cơ sở pháp lý để các bên liên quan triển khai, thực hiện.
Trong bối cảnh chưa có cơ quan nào tại Việt Nam đưa ra kết luận về giám định cá tầm nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chỉ rõ, giấy phép CITES cấp cho cá tầm phải là cá thể thuần chủng.
Dưới góc độ khoa học, ông cho rằng không thể “đưa kết quả chung chung”. Giải pháp được Thứ trưởng đưa ra là kiểm soát chặt chứng chỉ lấy mẫu, tăng tần suất lấy mẫu, tăng số lượng lấy mẫu. Nếu không thể kết luận bằng giải trình tự một gen, lãnh đạo Bộ NN-PTNT yêu cầu các bên liên quan phối hợp để giải trình tự nhiều gen, đến khi “ra câu trả lời cuối cùng”.
V.A
Bộ Nông nghiệp & PTNT
- động vật hoang dã li> ul>
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Kinh nghiệm quản lý và đầu tư phát triển chăn nuôi của một số quốc gia phát triển và bài học cho Việt Nam (kỳ i)
- Lãi trăm triệu đồng từ nuôi gà đẻ trứng
- Trung Quốc điều tra việc nhập khẩu thịt bò vì tình trạng cung vượt cầu khiến giá thịt giảm mạnh
- Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu dùng xanh tại Việt Nam: Hiện trạng, thách thức và giải pháp
- Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao
Tin mới nhất
T5,02/01/2025
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Kinh nghiệm quản lý và đầu tư phát triển chăn nuôi của một số quốc gia phát triển và bài học cho Việt Nam (kỳ i)
- Lãi trăm triệu đồng từ nuôi gà đẻ trứng
- Trung Quốc điều tra việc nhập khẩu thịt bò vì tình trạng cung vượt cầu khiến giá thịt giảm mạnh
- Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu dùng xanh tại Việt Nam: Hiện trạng, thách thức và giải pháp
- Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất