Angela Zhang trưởng bộ phận phân tích thị trường của IQC Insights, Trung Quốc đã đưa ra một phân tích khá sâu về thị trường nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc trong năm 2018 và cung cấp thêm một số dự đoán về nghành công nghiệp này trong năm 2019.
Năm 2019 được cho là năm con heo, thứ nhất vì năm nay heo là con vật tượng trưng trong số 12 con giáp theo quan niệm của người Trung Quốc. Một lý do khác là sau đợt dịch tả heo châu phi càn quét Trung Quốc (từ 8/2018) thì nhiều người đang khá lạc quan với ngành công nghiệp thịt heo trong tương lai. Trước khi đưa ra những dự đoán về xu hướng của thị trường nhập khẩu thịt heo năm 2019 thì điều quan trọng là phải nhìn lại những sự kiện quan trọng trong năm 2018 vừa qua. Chỉ khi hiểu được những biến động này chúng ta mới có thể đưa ra những giải pháp mới trong năm sau.
Nhập khẩu thịt heo ở Trung Quốc năm 2018: Lượng thịt nhập giảm nhẹ trong khi lượng nội tạng giảm khá mạnh
Năm 2018, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 1,192,828 tấn thịt heo và 946,730 tấn nội tạng, giảm tương đương với 2.0% và 23.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, Trung Quốc đã áp đặt thuế bổ sung lên thịt và nội tạng heo của Mỹ cũng giải thích một phần vì sao lượng nhập nội tạng của Trung Quốc giảm mạnh như vậy.
Mặc dù Trung Quốc vẫn giữ vị trí đứng đầu về nhập khẩu thịt trong năm 2018 nhưng lượng nội tạng của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc lại giảm khoảng 57.5% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 177 041 tấn, chiếm khoảng 82.8% trong tổng lượng nội tạng giảm của tất cả các nước xuất khẩu sang Trung Quốc.
Biểu đồ ở dưới đây cho thấy sự biến động của thị trường nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc năm 2018 gần giống với năm 2017, ngoại trừ tháng hai năm 2018 lượng nhập giảm đến 35% so với cùng thời gian năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc yêu cầu giá cao.
Lượng nhập khẩu thịt heo ở Trung Quốc từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2018
Nhập khẩu thịt heo ổn định qua các tháng năm 2018 còn chỉ ra rằng Dịch tả heo châu phi ở Trung Quốc từ 3/8/2018 không ảnh hưởng làm tăng lượng thịt ở các tháng tiếp theo mà chủ yếu là do giá heo trung bình ở các nước vẫn duy trì ở mức ảm đạm trong cùng thời gian đó.
Thị phần của các nước xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc năm 2018
Trong số các nước xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc năm 2018, Đức giữ vị trí đứng đầu với 19.1% thị phần và tăng so với cùng kỳ năm ngoái là 7.8%. Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu nội tạng của Đức chỉ chiếm 14.0% và giảm so với cùng kỳ năm ngoái là 10.0%, Đức đã bị Đan Mạch vượt mặt và giảm xuống đứng ở vị trí thứ 3.
Năm 2018 cũng là năm mà Brazil được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và bùng phát dịch tả heo châu phi ở Trung Quốc. Lượng thịt heo xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc tăng 208.1% so với năm trước và đạt 150,091 tấn. Thị phần của Brazil tăng từ 4.0% năm 2017 lên 12.6% năm 2018 đứng vị trí thứ 4 vượt xa các đối thủ như Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan và Pháp.
Sự lây lan liên tục của Dịch tả heo châu phi đã làm tăng chênh lệch về giá heo hơi giữa các tỉnh sản xuất và tỉnh tiêu thụ thịt heo ở Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với nhập khẩu thì những tỉnh này không bị ảnh hưởng nhiều bởi Dịch tả heo Châu phi. Ngoại trừ sự thay đổi vị trí về nhập khẩu thịt heo của hai tỉnh Hồ Nam và Hà Nam trước và sau khi dịch bùng phát thì các tỉnh còn lại vẫn tương đối ổn định về thị phần nhập khẩu thịt heo.
Sự biến động về lượng thịt heo nhập khẩu ở Trung Quốc và chênh lệch về giá: phức tạp hơn vào năm 2019
Lượng thịt nhập khẩu của Trung Quốc phụ thuộc lớn vào khoảng cách giữa giá thịt heo nội địa và heo nhập khẩu.
Sự biến động về lượng thịt heo nhập khẩu và chênh lệch giữa giá thịt heo nội địa và heo nhập khẩu (2016-2018)
Như biểu đồ trên cho thấy, khoảng cách giá được thu hẹp nhất trong khoảng 3 tháng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2018, nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm giá mạnh của thịt heo trong nước ở thời điểm đó. Lượng thịt heo nhập khẩu vẫn duy trì ổn định từ tháng 6/2018 trở đi.
Điều này cho thấy ngoài sự chênh lệch giá thịt heo nội địa và nhập khẩu, còn có các yếu tố khác cần xem xét khi dự đoán sản lượng nhập khẩu thịt heo ở Trung Quốc năm 2019, ví dụ, sự lây lan của dịch tả heo châu phi và lệnh cấm vận chuyển heo sống ở Trung Quốc (chi tiết xem tại IQC, sự phát triển và ảnh hưởng của ASF ở Trung Quốc). Với sự lan rộng của ASF trên khắp cả nước, heo sống bị cấm vận chuyển ra khỏi vùng có dịch. Kết quả là các lò mổ cần dự trữ thịt heo thừa trong kho lạnh.
Thịt heo đông lạnh nhập khẩu có nguy cơ nhiễm ASF thấp hơn thịt heo nội địa nên các nguồn tiêu thụ thịt heo như công ty chế biến, nhà hàng…ưu tiên lựa chọn thịt nhập khẩu hơn để tránh rủi ro, đặc biệt sau khi ASF được tìm thấy trong bánh bao của San Quan Foods (một trong những công ty chế biến thực phẩm đông lạnh hàng đầu Trung Quốc) vào tháng hai năm 2019.
Các công ty chăn nuôi lớn của Trung Quốc: “tiền mặt lên ngôi trong năm 2019”
Trong suốt năm 2018, 7 công ty chăn nuôi trong nước lớn nhất ở Trung Quốc bán tổng cộng khoảng 44.9 triệu đầu heo, chỉ chiếm khoảng 6.5% thị trường trong nước. Điều này chỉ ra rằng ngành chăn nuôi Trung Quốc khá lớn nhưng còn phân tán. Những công ty này vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển và mở rộng trong tương lai. Sự tập chung thị trường được dự kiến sẽ được tăng trưởng bởi những tác động của dịch tả heo châu phi.
Theo một thông báo trước đó về doanh thu của các công ty chăn nuôi lớn vào tháng 1 năm 2019, Wens tiếp tục giữ vị trí đứng đầu trong số các công ty trong nước với nước với ước tính tổng doanh thu lên tới 57 tỷ nhân dân tệ năm 2018. Tuy nhiên do ảnh hưởng tiêu cực từ ASF hầu hết các công ty đều bị giảm doanh thu so với mục tiêu đề ra từ nửa đầu năm 2018. Ví dụ, MuYuan là công ty lớn thứ 2 trong nghành ước tính doanh thu năm 2018 giảm khoảng 76.8 – 78.9% so với năm ngoái, trong khi Wens cũng ước tính giảm 37.8 – 41.5%.
Là một ngành công nghiệp có tài sản cố định, sự mở rộng sản xuất của Trung Quốc phụ thuộc vào doanh thu và khả năng tài chính. Theo một thông báo mới nhất gần đây, ChuYing có tỷ lệ tổng tài sản/nợ phải trả (asset-liability) lớn nhất khoảng 74.4% cùng với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (operating cash flow) xấu nhất trong số các công ty trong nước là khoảng 697 triệu nhân dân tệ. Điều này chứng tỏ các công ty nội địa đang gặp vấn đề lớn về tài chính và chịu ảnh hưởng lớn cho kế hoạch tái đàn trong tương lai.
Dịch tả heo châu phi ảnh hưởng đến tiêu thụ thịt gà và bò trong nước: cả về giá và lượng đều tăng.
Là một nước tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới, Trung Quốc có lượng tiêu thụ thịt heo bình quân đầu người khoảng 39.9 kg năm 2018 trong khi thịt gà và bò là khoảng 8.3 kg và 6.1 kg. Sự bùng phát dịch tả heo châu phi không chỉ làm giảm mạnh lượng heo sống mà còn làm giảm đáng kể lượng tiêu thụ thịt heo ở Trung Quốc. Tổng lượng tiêu thụ các loại thịt khác nhau có mối quan hệ qua lại. Khi thị trường trong nước giảm sức mua thịt heo thì sẽ tăng lượng các loại thịt khác như gà,bò. Điều này được chứng minh là giá thịt gà và bò tăng vọt trong thời gian gần đây. Giá thịt gà và bò tăng tương ứng 17.4 và 9.0 % từ tháng 8 năm ngoái đến tháng 2 năm nay.
Ngoài ra, nhập khẩu thịt gà và bò ở Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ việc tăng tiêu thụ của thị trường trong nước. Trong năm 2018, Trung Quốc nhập khẩu 502,691 tấn thịt gà và nội tạng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 11.5%. Brazil vượt qua các nước xuất khẩu thịt gà sang Trung Quốc khác với 83.8%.
Đối với thịt bò và nội tạng, tổng lượng nhập khẩu lên tới 1,062,830 tấn năm 2018, tăng khoảng 48.7% so với năm 2017. Brazil đứng vị trí đầu tiên với thị phần chiếm 30.4% trong số các nước xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là bên cạnh ảnh hưởng của ASF thì lượng nhập khẩu thịt bò từ Brazil sang Trung Quốc tăng có thể do lệnh cấm xuất khẩu thịt bò Brazil sang Nga từ tháng 1 năm 2017. Lệnh cấm này được dỡ bỏ vào tháng 11 năm 2018 và điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường nhập khẩu thịt bò Trung Quốc vào năm 2019.
Tóm lại, năm 2019 dự kiến sẽ là năm lên ngôi của con heo. Sự lan rộng của dịch tả heo châu phi sẽ làm giảm lượng của cả hai mặt. Một mặt sẽ khiến cho lượng heo sống giảm đến mức thấp lịch sử vào tháng 1 năm 2019 và nguồn heo sống sẽ không đủ cung cấp vào cuối năm 2019. Mặt khác, ASF cũng làm giảm lượng tiêu thụ thịt heo trong nước đặc biệt là những khu vực nhiễm bệnh nặng.
Như vậy mức độ giảm của nguồn cung ước tính là lớn hơn mức tiêu thụ nên giá thịt heo trong nước dự kiến sẽ tiếp tục tăng đặc biệt là từ tháng 6 năm 2019 trở đi. Giá thịt heo nhập khẩu “bùng nổ” gần đây cũng chứng minh rằng thị trường nhập khẩu thịt heo đang có xu hướng tăng.
VietDVM team biên dịch (theo thepigsite)
Nguồn: VietDVM
- thịt lợn trung quốc li>
- nhập khẩu thịt heo li>
- Thị trường nhập khẩu thịt heo li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất