Nếu giá thịt bò nhập khẩu Úc, Mỹ tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm dao động từ 300.000 đồng – 500.000 đồng/kg thì trên ‘chợ mạng’ lại bán với giá rẻ hơn rất nhiều, chỉ từ 100.000 đồng/kg.
Thịt bò nhập khẩu không có nhãn mác
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nguồn cung thịt bò từ các trang trại, các hộ chăn nuôi trong nước chỉ chiếm khoảng 10 – 20% số lượng cung ứng trên thị trường. Phần còn lại là các loại thịt bò nhập khẩu. Vì vậy, thịt bò nhập khẩu vẫn đang chiếm ưu thế tại thị trường trong nước.
Theo khảo sát của PV, hiện nay, thịt bò nhập khẩu là mặt hàng được nhiều người tiêu dùng và các quán lẩu, nướng lựa chọn. Hầu hết sản phẩm thịt bò đông lạnh đều được quảng cáo là hàng nhập khẩu từ thị trường Mỹ, Úc, tuy nhiên mỗi nơi lại một giá bán khác nhau.
Tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội, giá bán thịt bò đông lạnh nhập khẩu có nhãn mác đầy đủ dao động từ 300.000 đồng – 500.000 đồng/kg, tùy từng loại thịt. Trong khi đó, thịt bò ta được rao bán tại các chợ dân sinh có giá dao động từ 180.000 – 300.000 đồng/kg.
Còn trên các trang mạng xã hội, thịt bò đông lạnh nhập khẩu lại có giá bán lẻ siêu rẻ, chỉ từ 100.000 đồng/kg. Cụ thể, ba chỉ bò Mỹ thái thẳng có giá 100.000 đồng/kg, thái cuộn giá 120.000 đồng/kg; thịt lõi vai bò Úc có giá 150.000 đồng/kg; sườn bò Mỹ có xương giá 220.000 đồng/kg; xương ống tủy bò đông lạnh có giá 70.000 đồng/kg,…
Giá thịt bò đông lạnh có thể còn vài chục nghìn đồng cho một cân nếu nhập sỉ với số lượng lớn.
Như vậy, thịt bò nhập khẩu mua trên “chợ mạng” thậm chí còn rẻ hơn thịt bò ta mua tại các chợ truyền thống. Trong khi đó, vốn dĩ trước đây thịt bò Úc, Mỹ luôn có giá cao hơn từ 1,5-2,5 lần so với thịt bò ta.
Không ít người tiêu dùng tỏ ra lo lắng và nghi ngờ về chất lượng thịt bò Úc được rao bán với giá siêu rẻ trên chợ mạng. Thường xuyên sử dụng thịt bò nhập khẩu, chị Nguyễn Hồng Thúy (Cầu Giấy, Hà Nội) chấp nhận chi trả nhiều hơn để mua thịt trong siêu thị thay vì trên các trang mạng xã hội.
“Rõ ràng với mức giá chênh lệch cao như vậy thì không thể khiến tôi không nghi ngờ được. Thậm chí, nhiều sản phẩm còn không có nhãn mác, không có bất cứ một thông tin nào để khách hàng tin tưởng. Tôi nghĩ khi mua thực phẩm, chúng ta nên xem xét cẩn trọng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.” – chị Thúy chia sẻ.
Tương tự, anh Cao Văn Thanh (Đống Đa, Hà Nội) cũng bày tỏ sự lo lắng sản phẩm thịt bò nhập khẩu đông lạnh được bày bán tại các quán nướng, lẩu.
Anh cho rằng, thịt bò nhập khẩu mua tại siêu thị có giá không dưới 300.000 đồng/kg. Trong khi đó, các quán buffet lẩu, nướng được quảng cáo sử dụng thịt bò Úc, Mỹ lại chỉ có giá từ 129.000 đồng/người thì không thể đảm bảo chất lượng.
Theo anh Nguyễn Quang Hưng, đại diện một đơn vị cung cấp thịt bò nhập khẩu sỉ lẻ tại Hà Nội cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến loạn giá thịt bò nhập khẩu trên thị trường như hiện nay.
Anh Hưng cho biết, nguyên nhân có thể đến từ việc các đơn vị kinh doanh không đồng nhất loại thịt. Hiện nay ngày càng nhiều đơn vị không chỉ kinh doanh bò móc hàm (đã sơ chế) mà còn nhập sống nguyên con về giết mổ trong nước. Vì vậy, tùy từng giống, xuất xứ, tuổi đời mà số lượng và chất lượng thịt móc hàm thu được sẽ khác nhau nên giá thành cũng khác nhau.
Ngoài ra, nhiều người còn nhập thịt bò hàng thải chứa nhiều cholesterol. Đây là loại thịt không đạt chuẩn, dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn chứa trong thịt và nội tạng của động vật, được một số đơn vị kinh doanh nhập về làm thức ăn chăn nuôi và phân bón nhưng thực chất là “phù phép” để lách luật bán ra ngoài thị trường.
Bài và ảnh: Nguyễn Linh
Nguồn: Báo Nhà báo và Công luận
- thịt bò nhập khẩu li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất