Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 66.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 64.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bạc Liêu 64.000 đ/kg
    •  
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngành chăn nuôi đang trong quá trình phát triển và tái cơ cấu mạnh theo hướng tập trung, công nghiệp và hội nhập quốc tế. Sản lượng các sản phẩm chăn nuôi duy trì ở mức tăng trưởng cao của ngành nông nghiệp, trong đó thịt các loại tăng trung bình từ 4,5-5,0%, trứng gia cầm tăng 7-8% sữa tươi 7-8%/năm đã hình thành một số ngành công nghiệp khá mạnh, tạo tiền đề cho phát triển chăn nuôi, như ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản (viết gọn là TĂCN), công nghiệp chế biến sữa…

    Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam

    Theo Cục Chăn nuôi, ngành TĂCN sau hơn 20 năm hội nhập đã thu hút được nhũng thành tựu rất lớn, mức tăng trưởng trung bình từ 10-15%/năm, đã đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ ngành công nghiệp TĂCN phát triển nhanh nhất khu vực. Năm 2017, cả nước có 245 nhà máy TĂCN và 120 nhà máy thức ăn thủy sản với tổng công suất thiết kế lên trên 30,0 triệu tấn/năm và có trên 250 cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung. Với sản lượng TĂCN công nghiệp năm 2017 là: 19,381 triệu tấn.

     

    Chất lượng của TĂCN công nghiệp đã có nhiều cải thiện thông qua chỉ số FCR đối với lợn thịt nuôi theo hướng công nghiệp dao động từ 2,5-2,7kg TA/kg tăng trọng, gà công nghiệp từ 1,6-1, 8 kgTA/kg tăng trọng, tương đương với các nước phát triển trong khu vực. Đặc biệt, ngành TĂCN cũng là ngành thu hút được đầu tư trong và ngoài nước cao nhất trong lĩnh vực nông nghiệp mà gần 100% đều là vốn của tư nhân. Ngành TĂCN cũng là ngành có mức độ hội nhập quốc tế sâu rộng nhất, với trên 65 nước và vùng lãnh thổ có trao đổi buôn bán về công nghệ, thiết bị và nguyên luệ TĂCN thuộc top mới và hiện đại nhất hiện đại và mới nhất. Thị trường Việt Nam có mặt hầu hết các hãng TĂCN lớn và nổi tiếng trên thế giới, các thông tin về giá nguyên liệu trong nước được kết nối, hàng ngày với các trung tâm buôn bán nguyên liệu lớn trên thế giới như châu Mỹ, châu Âu..

     

    Tuy nhiên, ngành TĂCN công nghiệp trong nước cũng còn rất nhiều tồn tại, bất cập, đó là:

     

    Chất lương chưa ổn định, độ an toàn thấp, nhất là đối với các loại thức ăn bổ sung, thức ăn tự phối trộn, điều này chưa đựng nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt đến năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi và gây ô nhiễm môi trường.

     

    Tỷ trọng nguyên liệu TĂCN nhập khẩu ngày càng lớn và gia tăng, nhất là nhóm TĂ bổ sung thì cơ bản là nhập khẩu hoặc nhập nguyên liệu về để gia công, phối trộn làm giảm giá trị gia tăng của sản xuất trong nước.

     

    Phân bổ các nhà máy, cơ sở chế biến TĂCN không đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ra tình trạng bất hợp lý là những vùng sâu, vùng xa, vùng cao… các nơi này giá bán sản phẩm chăn nuôi thấp hơn nhưng giá TĂCN lại cao và chất lượng TĂCN thường không đảm bảo, phần lớn thuộc phân khúc thị trường của các công ty nhỏ, công ty gia công (sản phẩm TĂCN trở lên các tỉnh Tây Bắc có thể phát sinh từ 700-800 đồng/cước phí vận tải).

     

    Năng lực về công nghệ, quản trị kinh doanh, quản lý chất lượng sản phẩm và thị trường còn chênh lệch nhiều giữa các công ty lớn và doanh nghiệp nhỏ, giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở gia công trong nước ngày càng yếu thế khi cạnh tranh và cũng phát sinh các vi phạm về chất lượng an toàn thực phẩm TĂCN như: nhà xưởng, kho tàng, nhân viên kỹ thuật thường không đáp ứng được yêu cầu; lạm dụng kháng sinh; sử dụng chất cấm, các nguyên liệu ngoài danh mục không được cho phép dùng trong chăn nuôi; sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, sản phẩm hết hạn hoặc cận hết hạn… là nhưng nguyên nhân làm giảm hiệu quả và gia tăng nguy cơ mất an toàn của TĂCN

     

    Chi phí sản xuất, kinh doanh TĂCN lớn và bất cập, nhất là chi phí mặt bằng, kho bãi, vận tải, thanh kiểm tra.. gây giá thành sản phẩm và cho người sản xuất kinh doanh.

     

    Sản lượng TĂCN gia súc, gia cầm công nghiệp thời kỳ 2000 – 2017

     

     

    2000

       2005

    2010

    2015

    2017

    1.000 tấn

    %

    1.000 tấn

    %

    1.000 tấn

    %

    1.000 tấn

    %

    1.000 tấn

    %

    Tổng TĂCN công nghiệp

     

    2,700

    100

    4,512

    100

    10,583

    100

    15,847

    100

    19,381

    100

    Trong đó

    DN nước ngoài và Liên doanh

     

    1,242

    46.0

    3,007

    66.6

    6,403

    60.4

    9,507

    60.0

    11,472

    59,2

    DN trong nước

     

    1,458

    54.0

    1,505

    33.3

    4,195

    39.6

    6,340

    40.0

    7,908

    40,8

     

    Số lượng nhà máy TĂCN gia súc, gia cầm công nghiệp năm 2013 – 2017 phân theo vùng

     

    TT

     

    Vùng sinh thái

     

    Nước ngoài

     

    Liên doanh

     

    Trong nước

     

    Tổng

     

    Tỷ lệ

    %

    2013

    2017

    2013

    2017

    2013

    2017

    2013

    2017

    2013

    2017

    1

    TD và MN phía Bắc

     

    2

    2

    1

    1

    14

    4

    17

    7

    6.25

    2,9

    2

    ĐB Sông Hồng

     

    20

    23

    2

    1

    90

    88

    112

    112

    41.2

    45,7

    3

    Bắc TB và DHMT

     

    4

    10

    0

    1

    12

    25

    16

    26

    5.88

    10,6

    4

    Tây Nguyên

     

    0

    0

    0

    0

    0

    0

    0

    0

    0.00

    0

    5

    ĐB Sông Cửu Long

     

    13

    15

    1

    0

    33

    23

    47

    38

    17.3

    15,5

    6

    Đông Nam Bộ

     

    22

    19

    2

    0

    56

    31

    80

    50

    29.4

    20,4

     

    Tổng cộng

    61

    71

    6

    3

    205

    171

    272

    245

    100

    100

     

    HUYỀN TRANG

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.