[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trên thế giới, con người ngày càng coi thú cưng của họ là thành viên gia đình, sẵn sàng chi tiền nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của chúng. Điều này, đã dẫn đến tăng trưởng mạnh của ngành chăm sóc thú cưng, đặc biệt là thức ăn. Quy định pháp luật cụ thể cho thức ăn thú cưng cũng đang là xu hướng toàn cầu!
Các quy định pháp luật cụ thể cho thức ăn thú cưng đang là xu hướng toàn cầu
Mỗi năm chi gần 100 tỷ USD cho thú cưng
Theo ông Robert Kaczmarek, giám đốc toàn cầu phụ trách quan hệ Chính phủ, pháp lý và đối ngoại Liên minh toàn cầu các Hiệp hội thức ăn thú cưng (GAPFA) cho biết: Doanh thu các sản phẩm và dịch vụ thú cưng không ngừng tăng. Năm 2016, sản phẩm và dịch vụ thú cưng đạt 103,5 tỷ USD toàn cầu, lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 tỷ USD. Doanh thu thức ăn thú cưng tăng 4,8% đạt 75 tỷ USD.
Hiệp hội các sản phẩm thú cưng Mỹ cho rằng, ngành thức ăn thú cưng tại đất nước này có lợi nhuận 63 tỷ USD năm 2016, so với 17 tỷ USD năm 1994. Có doanh thu đáng kinh ngạc này, là do tăng trưởng bình quân đầu người và sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng về thú cưng, đã mang lại sự thay đổi đáng kể trong nhận thức về sức khỏe và an sinh của thú cưng. Năm 2015, hơn 80% các chủ thú cưng ở Mỹ coi chúng như thành viên trong gia đình.
Ngành thức ăn thú cưng ở châu Âu và nước Úc cũng chứng kiến tỷ lệ tăng trưởng 2,1% năm 2016 và doanh thu tại châu Âu đạt: 21,16 tỷ USD; Úc 2,54 tỷ USD.
Tại các nước đang phát triển, thị trường thức ăn thú cưng tăng trưởng nhanh nhất. Cụ thể, tại Nam Mỹ là 13,6%, doanh thu 9,15 tỷ USD; Đông Âu tăng trưởng 7,4% doanh thu 4,0 tỷ USD; Trung Đông và châu Phi tăng trưởng 10,6% và doanh thu 786 triệu USD; châu Á Thái Bình Dương tăng trưởng 5,9% với doanh thu 6,53 tỷ USD.
Quản lý tách biệt thức ăn thú cưng với thức ăn gia súc
Thức ăn thú cưng được hiểu là thức ăn đã qua chế biến cho chó và mèo, bao gồm cả thức ăn nhẹ và thường có các nguyên liệu gốc từ động vật.
Trên toàn cầu hiện nay có xu hướng tách biệt quản lý thức ăn thú cưng riêng biệt với quản lý thức ăn gia súc. Thú cưng chủ yếu là bạn đồng hành của con người thay vì được nuôi dưỡng với mục đích tiêu dùng. Điều này, dẫn đến nhiều sự khác biệt giữa thức ăn cho thú cưng và thức ăn cho gia súc trong toàn bộ chuỗi cung ứng để thú cưng sống lâu, khỏe mạnh và hạnh phúc.
Thức ăn thú cưng tại các nước phát triển được quản lý ở tất cả các giai đoạn, từ nguyên liệu được sử dụng đến quá trình sản xuất, tiếp thị và bán hàng; có các quy định pháp luật cụ thể cho cả thức ăn chăn nuôi và thức ăn thú cưng.
Quy định thức ăn thú cưng tại một số khu vực
Ba lĩnh vực quan trọng cho quy định về thức ăn thú cưng đó là: Thực tiễn sản xuất; Nhãn mác; Tiêu chuẩn dinh dưỡng. Tuy nhiên, mỗi khu vực lại có những quy định tiêu chuẩn khác nhau.
Tại Liên minh EU, thức ăn thú cưng được coi là một hạng phục hợp pháp và thuộc hạng mục thức ăn (feed). Sự phân biệt giữa thuật ngữ thực phẩm (food) dành cho thực phẩm con người và thuật ngữ thức ăn (feed) dành cho thức ăn động vật. An toàn thức ăn thú cưng ở châu Âu có nhiều quy định như: Luật thực phẩm chung (quy định số 178/2002) và Quy định vệ sinh thức ăn (Quy định số 183/2005). Quy định số 1069/2009 và 999/2001 đảm bảo an toàn các sản phẩm sử dụng cho động vật và thực phẩm của con người: các quy định số 1069/2009 và 999/2001. Quy định số 1831 về sử dụng phụ gia sử dụng trong thức ăn động vật. Quy định về các chất độc hại: FEDIAF khuyến cao các mức độ an toàn tối đa mycotoxin trong các thành phẩm. Nhãn mác và khuyến cáo cho thức ăn thú cưng ở khu vực này cũng có Quy định số 767/2009.
Tại Úc, Chính phủ yêu cầu làm rõ hơn các tiêu chuẩn thức ăn thú cưng bằng việc chính thức công nhận tiêu chuẩn AS: 5812 và quy định việc kiểm tra tuân thủ là điều kiện tiên quyết trước khi xuất khẩu.
Theo đó, AS: 5812 được quản lý bởi Hiệp hội ngành hàng Thức ăn Thú cưng (PPIAA). Các ghi chú hướng dẫn thêm được đưa lên trang web của PPIAA nhằm đảm bảo sự giải thích đồng nhất và phản ánh công nghệ khoa học mới nhất. Đánh giá chính thức tiêu chuẩn AS thay đổi khoảng 5 năm một lần (2016-2017). Quy trình đánh giá tiêu chuẩn AS có sự tham gia của ngành công nghiệp, Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ và dự thảo được công bố để lấy ý kiến đóng góp từ cộng đồng.
Các nguyên tắc chính của Tiêu chuẩn Úc mới cập nhật (2017) bao gồm: Sản xuất như thế nào (GMP); Tiếp thị như thế nào; An toàn và chất lượng sản phẩm; Giới hạn cho các chất gây ô nhiễm và không mong muốn; Yêu cầu dinh dưỡng: Công nhận sự tương đương của AFFCO và FEDIAF.
Đối với Hoa Kỳ, Luật Liên bang về Thực phẩm, Thuốc và Mỹ phẩm của Hoa Kỳ (USFDA) đảm bảo về an toàn, chất lượng và thương mại của thức ăn thú cưng, các chất bổ sung và thành phần, bao gồm cả hàng nhập khẩu.
Theo đó, Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm 2011 đặt yêu cầu cho các nhà sản xuất thức ăn thú cưng để thiết lập các biện pháp phòng ngừa và tuân theo các thực tiễn sản xuất hàng hóa hiện tại. Trung tâm Thuốc thú y thuộc FDA: Đảm bảo an toàn và chất lượng của các chất phụ gia và thành phần sử dụng trong thức ăn thú cưng. Thực thi các yêu cầu cơ bản về nhãn mác cho thức ăn động vật. Hầu hết các tiểu bang của Mỹ cũng quản lý thức ăn thú cưng được bán trong phạm vi bản quyền.
Mỹ còn có Hiệp hội Thức ăn Hoa Kỳ (AAFCO) là tổ chức tự nguyện, có thẩm quyền hợp pháp đển quản lý việc bán và phân phối thức ăn động vật và thuốc thú y. Tất cả các thành viên của AAFCO là quan chức chính phủ của tiểu bang hoặc liên bang. Đây cũng là một diễn đàn cho các thành viên và ngành công nghiệp khuyến khích: Bảo vệ người tiêu dùng, Bảo vệ sức khỏe động vật và người; Tăng cường khung thương mại vững chắc; Tăng cường năng suất thức ăn thú cưng và thức ăn thú cưng chuyên biệt. AAFCO còn bổ sung các quy định cho US FDA thông qua: Xây dựng và triển khai các bộ luật, tiêu chuẩn, định nghĩa đồng nhất và công bằng và thực hiện chính sách.
Tâm An
- thức ăn chăn nuôi li>
- thức ăn thú cưng li> ul>
3 Comments
Để lại comment của bạn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Mình muốn xin việc nvkd của công ty.cho biết phải liên hệ với ai.Xin cảm ơn
MÌnh muốn liên hệ cơ quan đăng ký xuất khẩu thức ăn thú cưng vào EU từ nguồn gốc động vật
MÌnh muốn liên hệ cơ quan đăng ký xuất khẩu thức ăn thú cưng vào EU từ nguồn gốc động vật