Một nguồn tin của Báo NNVN, đã có không ít trường hợp sử dụng vacxin lở mồm long móng (được ghi thông tin trên bao bì là do Công ty Marial sản xuất) để tiêm phòng cho đàn gia súc, nhưng vật nuôi vẫn bị nhiễm bệnh và chết.
Một sản phẩm vacxin lở mồm long móng của Công ty Merial (Pháp)
Theo thông báo của Công ty CP Thuốc Thú y Trung ương NAVETCO (thuộc Bộ NN-NNPTNT) gửi Chi cục Chăn nuôi & Thú y các tỉnh, thành phố vào ngày 20/12/2018, gần đây, thông qua hệ thống giám sát sản phẩm của công ty và phản ánh của khách hàng, vacxin lở mồm long móng Aftopor typ 0 và Aftopor 2 typ O,A (chai 50 ml, 25 liều) đã bị làm giả và có lưu hành trên thị trường ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Đây là việc làm không được phép và gây ảnh hưởng xấu đến nhà sản xuất, nhà cung ứng, cơ quan quản lý chuyên ngành, cũng như làm thiệt hại lớn cho người sản xuất vacxin.
Được biết, các loại vacxin lở mồm long móng Aftopor typ 0 và Aftopor 2 typ O,A (chai 50 ml, 25 liều) đang chiếm thị phần lớn nhất trong các dòng sản phẩm vacxin lở mồm long móng nhập khẩu vào Việt Nam. Sản phẩm này được cung ứng bởi Công ty Merial (Pháp), nay là Boehringer Ingelheim.
Trong lúc dịch bệnh LMLM đang có nguy cơ bùng phát trên diện rộng ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi, bà con sử dụng hai loại vacxin Aftopor typ 0 và Aftopor 2 typ O,A (chai 50 ml, 25 liều) cần hết sức thận trọng. Trên thực tế, theo phản ánh của nhiều người dân, đã có không ít trường hợp sử dụng vacxin lở mồm long móng (được ghi thông tin trên bao bì là do công ty này sản xuất) để tiêm phòng cho đàn gia súc, nhưng vật nuôi vẫn bị nhiễm bệnh và chết.
Ngoài NAVETCO, một công ty khác ở Việt Nam cũng đang nhập khẩu vacxin của Công ty Merial (Pháp), đó là Công ty CP Thuốc Thú y Trung ương VETVACO.
Theo Công ty NAVETCO vacxin lở mồm long móng do Công ty Merial (nay là Boehringer Ingelheim) đang bị làm giả
MINH PHÚC
Nguồn: nongnghiep.vn
- lở mồm long móng li>
- vắc xin phòng bệnh LMLM li>
- dịch lở mồm long móng li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất