Bắt đầu đi vào vận hành và có lô gà xuất khẩu đầu tiên từ năm 2020, Tổ hợp nhà máy CPV Food Bình Phước đang trên hành trình đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia sản xuất thực phẩm từ gia cầm lớn trên thế giới, cung cấp sản phẩm thịt gà chất lượng cao, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu…
Bên trong nhà máy chế biến thịt gà hiện đại tại CPV Food Bình Phước.
BÊN TRONG NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI
Với tổng đầu tư 250 triệu USD, Tổ hợp nhà máy CPV Food Bình Phước gồm nhà máy thức ăn chăn nuôi, trang trại gà giống bố mẹ, nhà máy ấp trứng, trang trại gà thịt, nhà máy giết mổ và chế biến, hệ thống xử lý phế phẩm.
Nơi đây không chỉ chắt lọc thành công từ 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công, nông nghiệp, thực phẩm và hơn 20 năm xuất khẩu thịt gà có thương hiệu của Tập đoàn C.P. mà còn là niềm tự hào của C.P. Việt Nam về sự thành công của chuỗi giá trị Feed-Farm-Food mà công ty đã và đang đẩy mạnh phát triển.
Tại đây, công ty chọn nhập khẩu gà giống bố mẹ có gen giống nổi trội để đảm bảo đàn gà con thừa hưởng được hình dáng đẹp, khung xương to, khỏe mạnh và phát triển nhanh tự nhiên mà không cần hormone tăng trưởng.
Từ khi còn trong phôi, trứng gà đã được tiêm vacxin trực tiếp, giúp 100% đàn gà thịt được bảo hộ dịch bệnh. Mỗi trang trại được phân vùng cách biệt hoàn toàn khu vực bên trong và bên ngoài; toàn bộ gia cầm được nuôi trong khu nhà có hệ thống làm mát, bay hơi, hoàn toàn khép kín và tự động.
Đặc biệt, công nghệ Big Data được áp dụng trong hệ thống trang trại thông minh để thu thập các dữ liệu về lượng nước, thức ăn, trọng lượng và nhiệt độ của gà thịt trong suốt thời gian nuôi.
Tại các trại gà thịt, CPV Food Bình Phước tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn châu Âu về phúc lợi động vật. Đàn gà được chăm sóc cẩn thận, môi trường nuôi tốt nhằm đảm bảo thịt sạch, ngon. Hệ thống định vị toàn cầu được sử dụng trong vận chuyển gia cầm từ trang trại đến nhà máy chế biến, đảm bảo 100% truy xuất nguồn gốc.
Gà đạt độ tuổi sẽ được đưa vào nhà máy giết mổ và chế biến theo quy trình công nghệ tự động gần như hoàn toàn. CPV Food cũng là đơn vị đầu tiên đáp ứng tiêu chuẩn Halah khắt khe, biểu tượng của sản phẩm chất lượng cao được toàn thế giới công nhận.
Theo C.P. Việt Nam, công ty đã áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, trong đó có những công nghệ chưa từng được áp dụng ở những nước khác trong hệ thống của Tập đoàn C.P. Theo đó, CPV Food Bình Phước được ứng dụng công nghệ 4.0, AI, Big Data… trong quản ý điều hành và sản xuất, chăn nuôi. Đây là khâu then chốt, tạo sự đột phá nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh với giá thành hợp lý, hướng đến chăn nuôi phát triển bền vững và xuất khẩu.
GHI TÊN TRÊN BẢN ĐỒ ẨM THỰC THẾ GIỚI
Năm 2020, chuỗi sản xuất thịt gà của CPV Food Bình Phước đi vào hoạt động, bổ sung cho Việt Nam thêm một mô hình chuỗi khép kín xuất khẩu thịt gà đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu tới nhiều các nước trên thế giới, kể cả những thị trường có tiêu chuẩn khắt khe nhất về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh… như châu Âu, Nhật Bản.
Các sản phẩm của tổ hợp nhanh chóng chinh phục yêu cầu chất lượng, khẩu vị của người tiêu dùng trong nước lẫn quốc tế. Năm 2022, CPV Food Bình Phước xuất khẩu thành công lô thịt gà chế biến đầu tiên sang thị trường Nhật Bản.
Một số sản phẩm của C.P. Việt Nam tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Từ CPV Food Bình Phước, C.P. Việt Nam nhanh chóng trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thịt gà chế biến lớn nhất Việt Nam, cũng là doanh nghiệp xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật nhiều nhất. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, xuất khẩu nhiều lĩnh vực sụt giảm mạnh nhưng xuất khẩu thịt gà chế biến của C.P. Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng, nhất là xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Việc chinh phục thành công thị trường cực kỳ khó tính nhưng cũng cực kỳ tiềm năng này đồng thời là bảo chứng cho chất lượng, uy tín thương hiệu C.P. trên thị trường toàn cầu. “Tiêu chuẩn sản xuất của chúng tôi đã được Nhật Bản công nhận. Với sản phẩm xuất khẩu đa dạng, thời gian tới, C.P Việt Nam ước tính sản lượng sản phẩm xuất khẩu đi Nhật Bản và một số thị trường khác kiến sẽ tăng.
Ngoài những thị trường chủ lực kể trên, C.P. Việt Nam đang làm việc với cơ quan nhà nước để xin giấy phép xuất khẩu đi Hàn Quốc và Anh dưới hình thức G2G (Goverment to Goverment), dự kiến sẽ được cấp vào quý 3/2024.
Ông Wirat Wongpornpakdee, Phó tổng giám đốc cấp cao – Ngành thực phẩm và Ngành phát triển kinh doanh mới của C.P. Việt Nam, tự hào với sứ mệnh “Nâng cao chất lượng thực phẩm Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam gia nhập vào bản đồ xuất khẩu thịt gia cầm có thương hiệu trên thế giới”, tập đoàn đã đầu tư đáng kể vào dự án này để có được những sản phẩm thực phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu.
“Chúng tôi rất tự hào vì hôm nay chúng ta đã có thể cắm cờ Việt Nam ở thị trường xuất khẩu và thị trường nước ngoài. Ở nhiều website của đối tác, có rất nhiều sản phẩm được viết “Made in Vietnam”. Đây chính là niềm tự hào của C.P. Việt Nam” – Ông Wirat Wongpornpakdee nhấn mạnh.
Kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quy trình nấu.
Cho đến thời điểm này, CPV Bình Phước là nhà máy hiện đại nhất của C.P. và là một phần của chiến lược mở rộng và phát triển dài hạn của C.P. Việt Nam. Công ty kỳ vọng thời gian tới, CPV Bình Phước sẽ tạo ra bước đột phá trong ngành chăn nuôi Việt Nam đồng thời giúp tập đoàn tăng cường năng lực sản xuất, mở rộng thị trường và cung cấp sản phẩm chất lượng cao tới nhiều quốc gia hơn.
Tuấn Sơn
Nguồn: vneconomy.vn
- chế biến thịt li>
- Thịt gà chế biến li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất