Nếu giá heo trong nước tiếp tục duy trì ở mức cao thì thịt heo ngoại sẽ bám rễ và phát triển mạnh thị phần chứ không chỉ thay thế tạm thời
Số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 1 vừa qua, Việt Nam nhập khẩu 10.250 tấn thịt heo tươi, ướp lạnh, đông lạnh, tăng 322,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Nga, Canada, Brazil, Ba Lan và Mỹ là 5 thị trường lớn cung cấp thịt heo cho Việt Nam.
Nhập khẩu tăng đột biến
Cũng theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 141.140 tấn thịt heo, tăng 382% so với năm 2019. Ngoài ra, từ khi Việt Nam cấp phép nhập khẩu heo sống để giết mổ lấy thịt vào tháng 6-2020, sản lượng nhập khẩu đến cuối năm 2020 cũng lên tới hơn 450.000 con.
Hiệp hội Thịt đỏ của Mỹ (U.S Meat) cũng xác nhận năm 2020 sản lượng thịt heo Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam tăng 5 lần nhờ chính sách giảm thuế trong 6 tháng cuối năm, từ 15%-20% về mức 7%-12% tùy chủng loại. Bà Nguyễn Thị Bích Trâm, đại diện U.S Meat tại Việt Nam, đánh giá thị trường Việt Nam có độ mở cao nên tiềm năng cho thịt heo Mỹ rất lớn. “Người tiêu dùng không chỉ cần ăn ngon mà còn cần sạch. Tương lai người dân Việt Nam, trước hết là dân thành thị, sẽ quen dần với thực phẩm đông lạnh thì cơ hội của thịt heo nhập khẩu chất lượng cao càng nhiều. Chúng tôi thường xuyên truyền thông về cách bảo quản, rã đông và chế biến thịt heo đông lạnh Mỹ tốt nhất qua các kênh như trường dạy nấu ăn, mạng xã hội cho thị trường Việt Nam” – bà Trâm bày tỏ.
Thịt heo đông lạnh nhập khẩu tập kết tại kho trung tâm trước khi phân phối đến các cửa hàng bán lẻ .Ảnh: AN NA
Ông Quách Phong, Giám đốc bộ phận tư vấn của Ipsos – công ty nghiên cứu thị trường thường xuyên có khảo sát về thị trường thịt heo, cho hay trong 2 năm qua, khi Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch tả heo châu Phi, thịt heo nhập khẩu về nhiều chủ yếu vào kênh nhà máy chế biến và nhà hàng, khách sạn, quán ăn. “Đây là kênh sử dụng thịt heo chuyên nghiệp, họ biết cách xử lý, chế biến để món ăn không có sự khác biệt giữa thịt heo nhập khẩu và trong nước. Còn người dân nấu ăn trong gia đình gặp khó khăn hơn trong việc xử lý mùi, vị của món ăn” – ông Phong lý giải.
Theo ông Kevin Trường, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Đầu bếp Việt Nam (VICA), là đầu bếp chuyên nghiệp, bản thân ông đã tiếp xúc với thịt heo đông lạnh nhập khẩu gần 20 năm. “Món sườn nướng rất được chuộng tại nhà hàng của tôi đã sử dụng thịt heo nhập khẩu từ 2-3 năm nay. Với sườn non trong nước, người nội trợ mua có khi 200.000-300.000 đồng/kg, còn hàng nhập khẩu chỉ hơn 100.000 đồng/kg nhưng chất lượng rất tốt. Bà nội trợ thường thay đổi chậm hơn do chưa có cơ hội được thử hay xem các đầu bếp chuyên nghiệp trình diễn. Về lâu dài, sản phẩm nào chất lượng tốt, giá cạnh tranh sẽ được chọn” – đầu bếp Kevin Trường thẳng thắn.
Yếu tố giá cả chi phối lớn
Khảo sát của phóng viên, thời điểm cuối tháng 3, giá heo hơi tại khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh dao động từ 74.000-76.000 đồng/kg, tăng 2.000-3.000 đồng/kg so với tháng trước. Nguyên nhân là do nguồn cung hiện không còn dồi dào vì nhiều trại chăn nuôi đã xuất bán heo trong dịp Tết. Thời điểm này các trại đang tập trung chăn nuôi lứa heo mới nên nguồn cung có phần hạn chế. Trong khi đó, giá thịt heo nhập khẩu cũng cao hơn trước vì ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu container toàn cầu nên không đủ sức kéo giá heo hơi trong nước giảm sâu.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng do giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y tăng 20%-30% nên giá thành chăn nuôi heo tại các doanh nghiệp (DN) lớn tăng lên khoảng 45.000-47.000 đồng/kg, còn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phải trên 50.000 đồng/kg. Với giá bán heo hơi hiện nay, người chăn nuôi đang có mức lãi khá cao. Tuy nhiều DN lớn tái đàn mạnh nhưng cần thêm thời gian để kéo giá heo xuống. Nguồn cung heo trong nước dồi dào, giá cả hợp lý mới hy vọng kéo giảm được hàng ngoại nhập.
Đại diện U.S Meat tại Việt Nam cũng thừa nhận thịt heo là mặt hàng người dân tiêu thụ hằng ngày nên yếu tố giá chi phối rất lớn đến khả năng cạnh tranh. “Từ đầu năm 2021, thuế nhập khẩu thịt heo Mỹ trở về như cũ cộng thêm tình trạng thiếu container, hàng về trễ, giá cước tăng khiến sản lượng sụt giảm. Tính đến thời điểm hiện tại, giá thịt heo Mỹ đưa về Việt Nam đang tương đương hàng trong nước. Nhìn chung, bối cảnh hiện tại, mặt hàng lạc quan về cạnh tranh nhất là sườn bẹ (sườn non), còn những chủng loại khác như: chân giò, phụ phẩm… các nhà nhập khẩu thường chọn nguồn nhập từ nước khác” – bà Trâm bày tỏ.
Đại diện các DN chăn nuôi lớn cho biết do bảo đảm được công tác phòng chống dịch bệnh nên họ chủ động tăng đàn khoảng 20% so với năm trước. Nguồn cung trong thời gian tới sẽ dồi dào, kéo theo giá cả ổn định. Lãnh đạo một DN chăn nuôi heo quy mô lớn cho biết rất muốn kéo giá heo hơi xuống còn khoảng 60.000 đồng/kg (mức thịt heo ngoại khó cạnh tranh – PV). Tuy nhiên, do áp lực thị trường bên ngoài, nếu DN hạ giá, khách hàng sẽ tập trung mua heo với lượng lớn, dẫn đến công ty bị mất cân đối. Vị này cũng thừa nhận giá heo cao sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro như thịt heo nhập khẩu về nhiều. Lâu dần, người tiêu dùng sẽ quen và sử dụng hàng đông lạnh. Do lợi nhuận cao từ kinh doanh thịt đông lạnh nên càng có nhiều DN tham gia nhập hàng về bán. Từ đó người chăn nuôi gặp khó khăn vì phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ.
Theo ông Đoàn Ngọc Thơ, Giám đốc Công ty THO Group (chuyên nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm), cho dù giá thịt heo nhập khẩu gần đây có tăng nhưng vẫn còn thấp hơn thịt heo trong nước khá nhiều. Giá thịt heo nhập khẩu hiện khoảng 2.400 USD/tấn (khoảng 50.000 đồng/kg), khi về Việt Nam có giá khoảng 60.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/2 giá thịt heo trong nước (dao động từ 120.000 đồng đến hơn 200.000 đồng/kg, tùy loại). Hiện giá thịt heo nhập khẩu chào bán trên thị trường chỉ từ 30.000-70.000 đồng/kg, tùy loại. Cũng theo ông Thơ, nhiều mặt hàng như chân giò, móng, đuôi, tai heo… ở nước ngoài ít sử dụng, bán với giá tượng trưng như cho, chỉ tốn tiền vận chuyển cộng với thuế. Những mặt hàng này về Việt Nam chỉ hơn 10.000 đồng/kg nhưng khi bán ra tới 30.000-50.000 đồng/kg.
- thịt heo nhập khẩu li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất