Thịt nhân tạo, còn gọi là thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, vẫn còn một chặng đường khá xa để có thể xuất hiện phổ biến trên bàn ăn của người tiêu dùng.
Nhiều ý kiến cho rằng, 2-3 năm nữa, thịt nhân tạo với giá phải chăng sẽ xuất hiện ở một số nhà hàng, còn trong 10 năm nữa thịt nhân tạo sẽ tràn ngập siêu thị.
Dân số thế giới dự kiến chạm 9,7 tỷ người vào năm 2050, với tỷ lệ cư dân thành thị và tầng lớp trung lưu tăng dần, kéo theo sức tiêu thụ thịt ngày một lớn, ước đạt 470 triệu tấn/năm.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc cảnh báo, nếu phương thức chăn nuôi như hiện tại được giữ nguyên thì để có thể cung cấp đủ thịt cho từng ấy người, diện tích rừng bị phá nhằm lấy đất sản xuất sẽ tăng gấp đôi, khiến lượng khí thải nhà kính tăng thêm 77%.
“Nói cách khác, việc cung cấp đủ thịt cho 9 tỷ người là không thể. Song, chúng ta lại không thể bắt tất cả chuyển sang ăn chay. Đó là lý do chúng ta cần nhiều hơn các hình thức sản xuất thịt mà không làm cạn kiệt tài nguyên”, tỷ phú Bill Gates – một trong số nhiều người nổi tiếng ủng hộ và sẵn sàng đầu tư cho thịt nhân tạo chia sẻ.
Được biết, ông và tỷ phú Richard Branson, tập đoàn Cargill, cùng một số nhà đầu tư khác đã rót 17 triệu USD vốn series A cho Memphis Meats – một startup sản xuất thịt từ mô động vật.
Trong một diễn biến khác, Beyond Meat – một công ty sản xuất thịt từ thực vật, đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ, sau đợt IPO với mức giá khởi điểm 25 USD/cổ phiếu hồi tháng 5/2019.
Đến nay, giá cổ phiếu của Beyond Meat đã tăng 8 lần, chạm đỉnh ở mức 208,48 USD hôm 23/7/2019, đẩy giá trị thị trường của công ty này lên gần 12 tỷ USD. Đối thủ của họ – Impossible Foods, cũng không kém cạnh khi thu hút thêm 300 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm trong đợt gọi vốn gần nhất.
Vào tháng 9/2017, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận mua thịt nhân tạo trị giá 300 triệu USD với Israel từ ba công ty có trụ sở tại nước này gồm SuperMeat, Future Meat Technologies và Meat the Future – động thái được xem như một phần trong kế hoạch cắt giảm 50% lượng tiêu thụ thịt của đất nước đông dân nhất thế giới.
Và, với việc tờ Fortune gọi thịt nhân tạo là “công nghệ nóng nhất Silicon Valley”, vấn đề giờ đây có lẽ đã không còn là “sẽ có thịt nhân tạo hay không” mà “bao giờ thì có”.
Tuy nhiên, sẽ là quá lạc quan nếu cho rằng thịt nhân tạo sớm xuất hiện phổ biến trên bàn ăn của người tiêu dùng, đặc biệt khi nó vẫn còn được xem như “mặt hàng xa xỉ” ở thời điểm hiện tại.
Theo đó, chiếc bánh hamburger thịt nhân tạo đầu tiên trên thế giới có giá khoảng 300.000USD. Dù hiện đã giảm xuống còn 11USD, song đây vẫn là mức giá rất cao. Hai năm trước, thịt của Memphis Meats, sau nhiều lần giảm chi phí sản xuất, vẫn có giá hơn 5.000USD/kg.
Một trong những lý do khiến thịt nhân tạo đắt đỏ đến từ huyết thanh bào thai bò (FBS) – thành phần tốn kém, song lại đóng vai trò cốt lõi trong việc nuôi cấy mô. Tuy nhiên, nhiều startup đang tìm cách loại bỏ FBS để giảm chi phí.
JUST – một công ty sản xuất thịt sạch cho biết, đã phát triển được phương pháp sản xuất thịt gà nuôi cấy từ mô mà không cần FBS; còn Memphis Meats cũng đang trong quá trình kiểm định một số phương pháp để có thể sản xuất thịt mà không cần đến loại huyết thanh này.
Nhiều ý kiến cho rằng, 2-3 năm nữa, thịt nhân tạo với giá phải chăng sẽ xuất hiện ở một số nhà hàng, còn trong 10 năm nữa thịt nhân tạo sẽ tràn ngập siêu thị.
Theo Yuki Hanyu – nhà sáng lập của Shojinmeat Project, một startup phát triển thịt nhân tạo tại Nhật Bản, “thịt nuôi cấy từ mô sẽ lên kệ siêu thị vào năm 2030, khi đó hương vị của nó hoàn toàn giống hoặc thậm chí còn ngon hơn thịt thật, trong khi giá rất cạnh tranh”.
Dù vậy, ngay cả khi mọi thứ suôn sẻ thì khả năng đáng ngại nhất là sự quan tâm của người tiêu dùng.
Theo một khảo sát gần đây trên 3.000 người tiêu dùng tại ba nước Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc, có đến 23,6% người Mỹ trả lời “không” cho câu hỏi “Bạn có muốn mua thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm không?”; trong khi con số này ở Trung Quốc, Ấn Độ lần lượt là 6,7% và 10,7%.
Khởi Vũ
Nguồn: doanhnhansaigon.vn
- thịt nhân tạo li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất