Số liệu thống kê mới nhất cho biết trong năm 2023, Việt Nam chi tới 1,4 tỉ USD, khoảng 33.000 tỉ đồng, để nhập 600.000 tấn thịt các loại, chưa kể thịt nhập lậu tràn lan, trong khi người chăn nuôi trong nước điêu đứng vì thua lỗ và sản phẩm ứ đọng.
Khách chọn mua thịt heo nhập được bán tại một siêu thị ở TP.HCM vào sáng 18-1 – Ảnh: T.T.D.
Thông thường vào dịp cuối năm, giá heo, bò, gà… sẽ tăng mạnh, nhưng năm nay người chăn nuôi vẫn đang phải bán với giá dưới giá thành.
Nhiều chuyên gia cảnh báo nếu buông lỏng kiểm soát hoạt động nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, kể cả chính ngạch và nhập lậu thì Việt Nam có nguy cơ trở thành nước nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, thậm chí là “bãi rác” sản phẩm chăn nuôi của các nước.
Ngành chăn nuôi bị “bóp nghẹt” bởi thịt nhập lậu
Thời gian gần đây, chỉ cần gõ cụm từ thịt heo, gà hoặc bò nhập khẩu trên Google hay mạng xã hội Facebook, người dùng có thể thấy tràn ngập các website, bài đăng rao bán thịt heo, bò, gà, trâu được quảng cáo là hàng nhập từ Úc, Mỹ, Canada, Nhật… với mức giá rẻ bất ngờ.
Đơn cử như bắp bò được rao bán với giá 120.000 đồng/kg, thậm chí có người rao bán thịt bò với giá chỉ 70.000 – 80.000 đồng/kg, chỉ bằng 30 – 40% mức giá thông thường ở chợ.
Trong một bài viết “giải mã” thịt bò giá rẻ ngập tràn chợ mạng, thu hút được hàng ngàn lượt bình luận và chia sẻ, anh Đinh Huy Hoàng (Hà Nội) cho rằng thịt bò giá rẻ này chính là bò Sal – loại bò được nuôi bằng Salbutamol ở một số nước theo đơn đặt hàng của thương lái Việt Nam. Sau đó bò được tập kết, giết mổ và đưa ra thị trường.
“Có ba chất tăng trọng, tạo nạc và tạo màu cơ bản bị cấm trong chăn nuôi tại Việt Nam là Salbutamol, Vat Yellow và Cysteamine. Tuy nhiên, Salbutamol được ưa chuộng nhất vì nó giúp thịt con bò khi mổ ra có màu đỏ thẫm cựamc bắt mắt, đẹp hơn cả thịt bò cỏ.
Chỉ khi nấu mới chuyển thành màu trắng nhởn, ăn bở bục, lắm nước, nhạt toẹt, không có mùi bò” – anh Hoàng chia sẻ.
Trong năm 2023, theo thống kê của thanh tra ngành nông nghiệp, lực lượng chức năng đã bắt 131 vụ, thu giữ khoảng 160.000 con gia súc, gia cầm nhập lậu.
Tuy nhiên, ông Phùng Đức Tiến, thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho rằng số lượng thịt nhập lậu trong thực tế có thể lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu con gia cầm, quả trứng lậu, chưa kể lượng trâu, bò, heo sống nhập lậu “ồ ạt” về Việt Nam.
Tại cuộc họp liên quan đến câu chuyện thịt nhập lậu gia súc và gia cầm, do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, đại diện Tập đoàn Dabaco – “đại gia” chăn nuôi tại miền Bắc – cho biết chăn nuôi trong nước không những gặp khó do giá bán thấp mà còn phải xoay xở để cạnh tranh với thịt ngoại.
Để chống chọi với dịch bệnh, doanh nghiệp này đã tổ chức chăn nuôi theo hướng an toàn, khép kín, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để có giá thành sản xuất thấp nhất.
“Nhưng giá bán vẫn dưới giá thành sản xuất, một phần do thịt nhập khẩu chính ngạch về nhiều, nhưng vấn đề lớn hơn là tình trạng thịt nhập lậu quá nhiều”, vị này chia sẻ.
Heo nhập lậu qua đường mòn lối mở ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi trong nước. Trong ảnh: hộ chăn nuôi heo ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Chi hàng ngàn tỉ đồng nhập phế phẩm chăn nuôi
Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết trong năm 2023, tổng đàn heo, gà và bò đều tăng với sản lượng thịt các loại đạt 7,79 triệu tấn, tăng hơn 6% so với năm trước.
Trong khi đó, theo Cục Thú y, Việt Nam đã chi khoảng 1,4 tỉ USD để nhập khẩu hơn 600.000 tấn thịt các loại, trong đó thịt heo 133.000 tấn, gà 170.000 tấn, trâu 140.000 tấn, bò 31.000 tấn và còn lại là phụ phẩm chân gà, móng heo, tai, phủ tạng…
Ông Nguyễn Văn Thanh, giám đốc HTX chăn nuôi Hòa Mỹ – một trong những đơn vị chăn nuôi heo lớn ở Hà Nội, cho biết trong hơn một năm qua, giá heo xuất chuồng luôn ở mức thấp.
Ngay cả khi Tết Nguyên đán đang cận kề nhưng giá heo hơi vẫn dưới giá thành, người chăn nuôi thua lỗ kéo dài. “Thông thường cuối năm giá sẽ tăng nhưng lượng heo lậu về nhiều, chưa kể nhập lậu nên khó tăng được” – ông Thanh nói.
Ông Nguyễn Xuân Dương, chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng với việc nhập sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là nhập lậu, không chỉ người chăn nuôi gặp khó mà người tiêu dùng cũng đối diện với nguy cơ về an toàn thực phẩm.
“Dù hằng năm sản phẩm chăn nuôi đều tăng, chúng ta lại cho nhập thịt thoải mái, khủng khiếp nhất là nhập lậu. Đây là nguy cơ lớn đối với ngành chăn nuôi” – ông Dương cảnh báo.
Trong khi sản phẩm chăn nuôi nhập lậu đều không phải chịu thuế, không được kiểm soát dịch bệnh hay chất cấm, sản phẩm chăn nuôi trong nước lại phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.
“Việt Nam nhập rất nhiều thịt trâu từ Ấn Độ nhưng chưa bao giờ thấy ở Hà Nội hay ở đâu nói bán thịt trâu Ấn Độ. Rất có thể thịt trâu này đã được “phù phép” thành thịt bò để bán cho người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp để kiểm soát” – ông Dương đề nghị.
Theo các chuyên gia, nếu không kiểm soát được nhập khẩu và xúc tiến được xuất khẩu, ngành chăn nuôi sẽ không phát triển, thậm chí không lâu nữa nước ta trở thành nước nhập khẩu chăn nuôi.
Bởi từ năm 2026-2027, theo các hiệp định thương mại tự do (FTA), thuế nhập khẩu các loại thịt heo, bò, gia cầm… chỉ 0%, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn. Điều đáng nói là sản phẩm về Việt Nam toàn là phế phẩm, đầu, cổ, cánh, lòng mề, gà mái đẻ loại thải…”, một chuyên gia nói.
Heo nhập lậu qua biên giới vào Việt Nam khiến người chăn nuôi thiệt hại nặng. Trong ảnh: nhân viên lò giết mổ Thy Thọ (TP Long Khánh, Đồng Nai) chuẩn bị đơn hàng cho khách – Ảnh: A LỘC
Phải chặn nhập lậu, siết tiêu chuẩn nhập chính ngạch
Trao đổi với chúng tôi, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam phải có biện pháp tự vệ, phải có những hàng rào kỹ thuật đủ mạnh khi đàm phán với các nước xuất khẩu sang Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Dương đề nghị Bộ NN&PTNT sớm có kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ để có chính sách đặc thù để tự vệ, giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Chẳng hạn như nhập khẩu bò sống, không nên để cho tất cả các cửa khẩu đều nhập khẩu về được mà chỉ cho phép nhập khẩu vào ba cửa khẩu được chỉ định để kiểm soát.
Ông Lê Văn Thông – phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam – đề nghị Bộ NN&PTNT kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ gia súc sống qua biên giới vào Việt Nam vì nguồn lây lan dịch bệnh khó kiểm soát, nguồn thực phẩm thiếu an toàn, không kiểm soát được tận gốc.
“Phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thịt trâu, thịt bò, nhất là thịt trâu bò được vỗ béo có sử dụng chất cấm Salbutamol. Ngoài ra, cần xử nghiêm các đơn vị, cá nhân nhập lậu, buôn bán sử dụng chất cấm trong chăn nuôi” – ông Thông đề xuất.
Đặc biệt theo ông Thông, Bộ NN&PTNT nên giao Cục Chăn nuôi phối hợp các bộ Công Thương, Y tế và KH&CN để xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật trâu, bò sống và tiêu chuẩn thịt trâu, bò nhập khẩu vào Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng chỉ đạo Cục Thú y cần rà soát lại các quy định của ngành để siết chặt việc nhập khẩu thịt. “Rà soát việc tổ chức lấy mẫu, đồng thời phải làm nghiêm việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát sản phẩm thịt nhập khẩu” – ông Tiến yêu cầu.
Ngoài ra theo ông Tiến, việc nhập lậu gia súc, gia cầm không được kiểm soát chặt chẽ là một trong những nguyên nhân khiến ngành chăn nuôi trong nước có thêm một năm “mệt mỏi”.
“Để bà con, doanh nghiệp như thế này, phải giải được bài toán về vấn đề nhập lậu, nhập khẩu và xuất khẩu, ngành chăn nuôi mới phát triển bền vững” – ông Tiến nói.
Nhận định tình hình buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp, nhất là dịp Tết Nguyên đán này, ông Tiến yêu cầu các đơn vị thuộc bộ phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là cơ quan công an, để tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý việc buôn lậu gia súc gia cầm và xem xét khởi tố một số vụ buôn lậu để tăng tính răn đe.
Nhập lậu có sự tiếp tay của các cơ quan ở địa phương
Thông tin từ C05 (Bộ Công an) cho biết tình trạng nhập lậu động vật và sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp. Qua trinh sát ở 20 tỉnh biên giới mới đây, cơ quan này phát hiện có tình trạng nhập lậu rất nhiều gà Thái Lan, Hàn Quốc. Và chỉ cần qua Lào sẽ trở thành gà thông thường vì Việt Nam không kiểm dịch.
“Ví dụ như ở Thái Lan, giá thành gà đẻ thải loại chỉ 20.000 đồng/con, gà này tiêm quá nhiều hormone, độc hại nên các nước không ai ăn cả nhưng rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp Việt nhập gà thải loại này về bán với giá từ 40.000 đến 60.000 đồng/con.
Tương tự, heo cũng vậy, như ở Thái Lan chỉ 37.000 đồng/kg, về đến Bình Phước và Quảng Trị là 42.000 đồng/kg, trong khi heo hơi trong nước 50.000 đồng/kg, tính ra lãi 8.000 đồng/kg” – vị này chia sẻ.
Cũng theo vị này, hoạt động nhập lậu này có sự tiếp tay của các cơ quan ở địa phương. “Chỉ cần 3 triệu đồng là có một giấy phép đi qua một tỉnh, thêm 3 triệu nữa thì lô hàng đó trở thành heo nội địa, trong khi chúng ta không thể phân định được loài nào, xuất phát từ đâu” – vị này nói. |
CHÍ TUỆ
Nguồn Tuổi Trẻ
Không cẩn thận, Việt Nam sẽ là “bãi rác” sản phẩm chăn nuôi của các nước
Ông Nguyễn Văn Long, cục trưởng Cục Thú y, cho biết thời gian tới cơ quan này sẽ siết chặt việc đánh giá, chấp thuận cho một quốc gia xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật vào Việt Nam.
Những quốc gia được phép xuất khẩu từ năm 2015 trở về trước, Cục Thú y sẽ rà soát lại toàn bộ để làm sao sát thực tế và kiểm soát chặt việc nhập khẩu.
“Đối với kiểm soát tại cửa khẩu, năm nay Cục Thú y tiếp tục thành lập các đoàn kiểm tra và yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt để tránh trường hợp như ở Hải Phòng vừa qua có vụ 11 container thịt trâu nhập khẩu, bên ngoài đúng thịt trâu nhưng bên trong toàn phủ tạng (hàng cấm)” – ông Long nói và đề nghị rà soát Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam – Lào để kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập khẩu động vật và các sản phẩm động vật từ nước này.
“Bởi theo hiệp định, chúng ta đang miễn kiểm dịch. Từ chỗ này, không cẩn thận Việt Nam trở thành “bãi rác” sản phẩm chăn nuôi của các nước thông qua Lào” – ông Long nói.
- thịt nhập lậu li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất