Để đáp ứng yêu cầu tham gia chương trình truy xuất nguồn gốc thịt heo, nhiều chủ trang trại đã đầu tư hệ thống chuồng trại hiện đại hơn, với quy trình chăn nuôi khép kín từ khâu chọn con giống đến thức ăn, đảm bảo vệ sinh chuồng trại…
Trong khi nhiều người tiêu dùng vẫn còn nghi ngại về chất lượng thịt heo tham gia chuỗi truy xuất nguồn gốc, theo ghi nhận thực tế của phóng viên Tuổi Trẻ tại các trang trại và cơ sở giết mổ cho thấy quá trình chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ… đều được kiểm soát và giám sát chặt chẽ.
Ông Trần Văn Tâm – một hộ chăn nuôi heo tại ấp Phú Trung, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Kiểm soát từ con giống đến thức ăn chăn nuôi
Bước vào trại chăn nuôi heo của ông Trần Văn Tâm (H.Củ Chi, TP.HCM), chúng tôi khá ngạc nhiên bởi không khí bên trong chuồng lạnh hơn bên ngoài, cũng không nghe mùi hôi như hình dung ban đầu.
Chỉ vào hai cái máy lạnh gắn ở góc chuồng, ông Tâm cho biết trại nuôi heo này áp dụng quy trình khép kín, xử lý vệ sinh nghiêm ngặt để giảm mùi hôi xuống mức thấp nhất.
Chưa đến 8 giờ sáng, đàn heo hơn 600 con đã kêu inh ỏi đòi… ăn. Trung bình mỗi con heo được cho ăn 2,5 kg/bữa. Hơn 20 phút cho heo ăn, ông Tâm kiểm tra và ghi chép giờ ăn cho từng con, với đầy đủ chi tiết như con heo số mấy ăn bao nhiêu thức ăn, có ăn hết hay không…
Trang trại được chia làm ba khu riêng biệt, gồm khu nuôi heo nái đang thời kỳ sinh sản, khu heo con từ 5-28 ngày tuổi và khu nuôi heo thịt đang thời kỳ xuất chuồng. Đàn heo trong chuồng được phân theo lô như lô A, B, C, D…, mỗi ô mười con và được đánh số như A1, B1…
Dạo một vòng, nhận thấy con heo B6 ăn chậm hơn những con heo khác, ông Tâm liền kiểm tra nhưng không thấy gì đáng ngại nên ghi vào mục lưu ý.
Sau khi cho heo ăn xong, ông Tâm đi kéo dây nước tắm cho heo, lũ heo thích thú vùng vẫy với nước mát trước khi nằm lăn kềnh ra.
Do đã tham gia chương trình VietGAP, quá trình nuôi heo của trang trại được ông Tâm áp dụng quy trình chuẩn, nên trang trại này dễ dàng đạt chuẩn tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo.
Theo ông Tâm, để đáp ứng yêu cầu của chương trình heo truy xuất nguồn gốc, việc cho ăn và dùng thuốc phải đúng theo liều lượng và quy trình được kiểm soát chặt. Mỗi heo con đều có thẻ tai (thẻ thứ tự) được cấp sẵn, heo xuất chuồng được thú y đóng mộc VietGAP theo từng lô.
Việc cho ăn cũng phải theo công thức và loại thức ăn như yêu cầu của doanh nghiệp (DN) thu mua.
“Tui ký hợp đồng với DN cung cấp cám hằng năm theo từng đàn. Cách vài tuần có người của DN đến kiểm tra lượng cám cho ăn có đúng chất lượng hay không. Khi có dấu hiệu khác thường, DN sẽ bị kiểm tra ngay” – ông Tâm nói.
Cũng theo ông Tâm, việc triển khai chương trình heo truy xuất nguồn gốc là cần thiết, từng bước lấy lại niềm tin của người tiêu dùng, cũng như khuyến khích chăn nuôi sạch.
Sau nhiều năm gặp khó do giá heo thất thường, khi nghe thông tin về chương trình truy xuất nguồn gốc thịt heo, anh Mạnh Hữu (H.Củ Chi) quyết định rút sổ tiết kiệm hơn 500 triệu đồng để đầu tư bài bản cho trang trại chăn nuôi heo và tăng đàn.
Ngoài hệ thống chuồng trại đạt chuẩn, anh Hữu còn đầu tư hệ thống biogas với 3.000m2, đảm bảo chất thải được xử lý sạch để không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời xây thêm một bể lọc khí biogas, tận dụng khí biogas để phát điện cung cấp lại cho toàn bộ trang trại.
“Nhờ quy trình khép kín nên chi phí nuôi heo giảm đi rất nhiều. Với đầu ra được đảm bảo và giá cả ổn định, tới đây tôi sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một chuồng trại khép kín, có quy mô nuôi khoảng 1.000 con” – anh Hữu khẳng định.
Giám sát từ trại đến cơ sở giết mổ và điểm bán lẻ
Dù bước đầu nghi ngại, nhưng đến nay nhiều trang trại chăn nuôi cho biết đã an tâm hơn với chương trình truy xuất nguồn gốc thịt heo, do đầu ra ổn định và giá cả tốt hơn.
Theo ông Trần Văn Tâm, dù giá heo trên thị trường hiện đang đứng ở mức thấp, chỉ còn 34.000 – 37.000 đồng/kg, nhưng heo được nuôi theo quy trình Vietgap và tham gia chương trình truy xuất được mua với giá cao hơn heo nuôi thông thường, dao động từ 39.000 – 40.000 đồng/kg nên cũng an tâm hơn.
“Dù bận rộn ghi chép và chăm sóc đàn heo nhưng đầu ra ổn định và việc chăn nuôi của mình được minh bạch, gia đình tui cũng an tâm hơn mà người tiêu dùng cũng được sử dụng nguồn thịt đảm bảo chất lượng, sạch thật sự” – ông Tâm nói.
Điều mà nhiều người chăn nuôi lo lắng nhất là nguy cơ xảy ra hiện tượng trộn heo không đảm bảo chất lượng với heo nuôi VietGap trong quá trình vận chuyển, gây ảnh hưởng đến những người chăn nuôi sạch.
Ông Mạnh (Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) cho biết trên địa bàn hiện có ba tổ nuôi heo VietGAP, quá trình chăn nuôi được kiểm soát chặt, heo xuất chuồng cũng được thú y đến kiểm tra, nhưng chẳng biết quá trình vận chuyển có đảm bảo không xảy ra chuyện “bùa phép” heo thường thành heo VietGap hay không.
“Nếu không kiểm soát chặt khâu vận chuyển, không loại trừ khả năng thương lái gom heo nuôi bình thường rồi trộn với heo VietGap để đưa vào cơ sở giết mổ” – ông Mạnh nói.
Tuy nhiên, theo các cơ sở giết mổ, khả năng bị trộn heo không đảm bảo chất lượng rất khó xảy ra.
Chỉ tay vào những con heo trên dây chuyền, anh Phúc – nhân viên tại cơ sở giết mổ của Vissan – cho biết số heo này được giết mổ theo từng lô và đeo hai vòng truy xuất màu xanh và màu vàng nên không có việc nhầm lẫn được.
Theo anh Phúc, heo từ các tỉnh như Bình Thuận, Đồng Nai… được vận chuyển về công ty phải còn niêm phong của thú y, cán bộ thú y sẽ mở cửa xe để đưa máy quét kiểm chứng có đúng heo được đăng ký hay không.
“Trước khi xuất chuồng, người nuôi sẽ kích hoạt mã code trên mỗi chiếc vòng màu vàng, chiếc vòng sẽ được buộc cố định vào chân sau của heo trước khi bán cho thương lái, mỗi con heo sẽ được buộc hai chiếc vòng vào hai chân sau. Chiếc vòng này có đặc tính là khi đã buộc vào chân heo thì không thể tháo ra.
Đặc biệt, vòng sử dụng chất liệu chịu nhiệt tốt, có thể chịu được lực kéo trên 50kg. Sau khi heo được đưa lên xe từ trại nuôi, cơ quan thú y sẽ niêm phong bằng một chiếc vòng màu cam, giúp giám sát quá trình vận chuyển heo từ trang trại đến điểm giết mổ” – anh Phúc nói.
Anh Hoàng – nhân viên khâu giết mổ kiêm ghi số heo – cho biết trong quá trình giết mổ, những chiếc vòng nhận diện nào ở chân heo bị hư hỏng sẽ được báo cho nhân viên thú y giám sát và thay thế bởi một chiếc vòng nhận diện khác màu xanh, được nhân viên thú y kích hoạt những thông tin đã được nhập vào chiếc vòng cũ trước đó.
“Trước khi thịt heo vận chuyển đi, xe phải được niêm phong bằng một chiếc vòng màu trắng. Thịt heo sẽ được chuyển tới chợ đầu mối, siêu thị… và nhân viên thú y hay quản lý chợ, điểm bán chỉ cho xe qua cửa nếu xe vận chuyển còn niêm phong. Điều này cũng sẽ được áp dụng khi thịt heo được xuất bán về các chợ lẻ, cửa hàng…” – anh Phúc nói.
Công Trung
Nguồn tin: Báo Tuổi Trẻ
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất