Liên quan đến việc Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) thông báo tổ chức bán lô hàng gần 170 tấn thịt trâu đông lạnh bắt giữ trong tháng 2/2018, chiều 31/7, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thông tin cho báo chí để hiểu rõ vấn đề này.
Cục Thú y cho rằng theo quy định của pháp luật, hàng hóa nhập lậu nói chung sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (và sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP).
Việc bán đấu giá hàng nhập lậu còn căn cứ vào hàng hóa đó còn có giá trị sử dụng hay không và cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản nhà nước khác có liên quan để thực hiện.
Hiện nay, lô hàng này đang được Tổng cục Hải quan thu giữ nên việc bán đấu giá hàng hóa không thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Thú y.
Trước đó vào ngày 11/6, Cục Điều tra chống buôn lậu Hải đội kiểm soát trên biển miền Bắc đã có Công văn số 24/HĐ1-TMNV gửi Chi cục Thú y vùng 2 về việc đề nghị Chi cục Thú y vùng 2 tiến hành lấy mẫu để giám định chất lượng và kiểm dịch lô hàng vi phạm là 168.250kg thịt trâu đông lạnh được tịch thu.
Ngày 12/6, Chi cục Thú y vùng 2 đã có Công văn trả lời số 270/TYV2- KD về việc lấy mẫu để giám định chất lượng và kiểm dịch. Theo đó, nếu sản phẩm động vật không có khai báo kiểm dịch, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, không có tài liệu liên quan chứng minh cho việc đã làm thủ tục nhập khẩu đã được quy định tại Luật thú y và Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 thì theo khoản 3, điều 18 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y, hình thức xử lý là buộc tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ số thịt trâu đông lạnh nêu trên. Do vậy, Chi cục Thú y vùng 2 không tiến hành lấy mẫu theo đề nghị của Cục điều tra chống buôn lậu – Hải đội kiểm soát trên biển khu vực phía Bắc.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Phan Quân/TTXVN)
Để sản phẩm động vật nhập khẩu bảo đảm làm thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật như Luật Thú y và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 về việc Hướng dẫn thi hành chi tiết một số Điều của Luật An toàn thực phẩm và Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 đối với việc kiểm dịch nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật như có danh sách nhà máy sản xuất của nước xuất khẩu trước khi xuất khẩu vào Việt Nam, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tại cửa khẩu…
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y nếu không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thì phải buộc tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ lô hàng, do đó không cần kết luận lô hàng có bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước hay không./.
Thành Trung
Nguồn: TTXVN/ Vietnam+
- hàng lậu li>
- nhập lậu li>
- thịt trâu đông lạnh li>
- thịt nhập lậu li> ul>
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất