Thư mời tham dự hội thảo trực tuyến: “Các bệnh mới nổi nguy hiểm ở cá nuôi và cách phòng trị” - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Thư mời tham dự hội thảo trực tuyến: “Các bệnh mới nổi nguy hiểm ở cá nuôi và cách phòng trị”

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin về các bệnh mới nổi nguy hiểm ở cá nuôi và cách phòng trị giữa các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, trang trại và người nuôi thủy sản trên toàn quốc, Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Chăn nuôi – CAAT (Hội Chăn nuôi Việt Nam), Khoa Thủy sản (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và Công ty Cổ phần Truyền thông và Dịch vụ Nông nghiệp Số phối hợp tổ chức Hội thảo trực tuyến vào ngày 27 tháng 11 năm 2021.

     

    Thư mời hội thảo “Các bệnh mới nổi nguy hiểm ở cá nuôi và cách phòng trị”

     

    Miền Bắc nước ta có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn với diện tích mặt nước gần 400.000 ha. Trong đó, hơn 89% diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt, còn lại là diện tích nuôi mặn lợ. Ngoài ra, các tỉnh miền núi phía Bắc còn có hàng trăm ngàn hecta mặt nước hồ chứa, hồ thủy điện, thủy lợi có thể phát triển nuôi cá lồng bè.

     

    Nghề nuôi cá ở miền Bắc đã và đang trên đà phát triển, góp phần giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế gia đình và địa phương, ổn định an sinh xã hội. Nhiều địa phương đã xây dựng được vùng nuôi chuyên canh với các đối tượng nuôi chủ yếu như: cá rô phi, cá chép, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá vược, cá lăng… với nhiều hình thức nuôi trong ao, lồng bè, bể.

     

    Tuy nhiên, nghề nuôi cá vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: quy mô chăn nuôi manh mún, kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, môi trường ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng nhiều. Đặc biệt, ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh mới nguy hiểm, chưa có biện pháp phòng trị, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi cá.

     

    Xuất phát từ thực tế trên, Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Chăn nuôi (Hội Chăn nuôi Việt Nam), Khoa Thủy sản (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và Công ty Cổ phần Truyền thông và Dịch vụ Nông nghiệp Số tổ chức Hội thảo trực tuyến “Các bệnh mới nổi nguy hiểm ở cá nuôi và cách phòng trị”.

     

    Thời gian: 08:30 – 11:30 AM ngày 27 tháng 11 năm 2021

     

    Hình thức: Trực tuyến trên nền tảng Zoom/ Webinar

     

    Đối tượng tham dự: Đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện, Trường, các Trung tâm, HTX, Hội và Hiệp hội ngành Thủy sản… Các Doanh nghiệp ngành thủy sản, trang trại nuôi thủy sản, người nuôi trồng thủy sản trên toàn quốc và một số đơn vị truyền thông, thông tấn báo chí đưa tin về Hội thảo.

     

    Hội thảo sẽ cung cấp cho người nuôi cá những thông tin về các loại bệnh mới nổi nguy hiểm trên cá cũng như cách phòng trị bệnh từ những chuyên gia thủy sản đang công tác tại các đơn vị, doanh nghiệp. Hội thảo cũng sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, kết nối với người nuôi cá trên cả nước nói chung và các tỉnh miền Bắc nói riêng.

     

    Nội dung hội thảo:

     

    1/ Phát biểu khai mạc của Ban Tổ chức.

     

    2/ Bài trình bày số 1: Các bệnh thường gặp ở cá trắm đen – PGS. TS Kim Văn Vạn, Trưởng Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

     

    3/ Bài trình bày số 2: Kiến tạo hệ sinh thái thủy sản với thức ăn chất lượng và dịch vụ hoàn hảo cùng Viet Nhat Group – Mr. Nguyễn Đăng Ngọc, Giám đốc Dinh dưỡng Viet Nhat Group.

     

    4/ Bài trình bày số 3: Các bệnh mới nổi nguy hiểm ở cá Lăng – TS. Trương Đình Hoài, Giảng viên Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

     

    5/ Bài trình bày số 4: Quản lý môi trường ao nuôi và các giải pháp xử lý – Mr. Robin, Chuyên gia từ Nutriera, Cố vấn kỹ thuật Công ty Cổ phần Quốc tế Univet.

     

    6/ Bài trình bày của doanh nghiệp tài trợ.

     

    7/ Bế mạc, kết luận phiên hội thảo: Ban Tổ chức.

     

    Kính mời quý độc giả đăng ký tham dự hội thảo trực tuyến miễn phí tại link sau: https://us02web.zoom.us/webinar/register/WN_YIyhXyNTRpK-xcISX719Fg

     

    BAN TỔ CHỨC

     

    Sau khi đăng ký, độc giả sẽ nhận được email thông báo có chứa thông tin về việc tham gia vào hội thảo trực tuyến. Hội thảo vẫn tiếp tục nhận tài trợ. Mọi chi tiết, Quý độc giả vui lòng liên hệ Ms Huệ – Thư ký hội thảo qua số điện thoại 09 767 99918 hoặc (024) 6659.7733.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.