Học tập kinh nghiệm từ cha, anh Đinh Phước Hoài ở thôn Đông Phước, xã Hòa An (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi nai lấy nhung, đem lại thu nhập khá cho gia đình anh.
Anh Đinh Phước Hoài chăm sóc nai của gia đình – Ảnh: Khánh Vy
Từ sự giới thiệu của Hội Nông dân huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên chúng tôi tìm đến cơ sở chăn nuôi nai Tám Hưng của anh Đinh Phước Hoài và được anh dẫn đi xem, giới thiệu về mô hình nuôi nai lấy nhung của gia đình. Anh Hoài vui vẻ cho biết: “Tôi vốn làm nghề thợ tiện, thu nhập tương đối ổn định nhưng cuộc sống gia đình không thể khá giả. Vì vậy, tôi nghĩ mình cần tìm hướng đi mới, đầu tư làm việc gì đó để hỗ trợ và phát triển kinh tế gia đình. Qua tìm hiểu, tôi thấy nghề chăn nuôi nai của ba tôi đơn giản, chi phí đầu tư ít, kỹ thuật nuôi cũng không khó nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 1995, sau khi được cha truyền đạt kinh nghiệm cộng với việc tự tìm hiểu thêm kiến thức về cách làm chuồng trại, chăm sóc, phòng và chữa bệnh, vợ chồng tôi mạnh dạn đầu tư nuôi nai lấy nhung và bán con giống”.
Ban đầu vợ chồng anh Hoài mua về nuôi một cặp nai giống (một đực, một cái) với giá gần 20 triệu đồng. Một năm sau, con nai đực cho lộc nhung đầu tiên, còn con cái cũng bắt đầu sinh sản. Theo anh Hoài, nai dễ nuôi, phát triển khá tốt, ít bệnh, nguồn thức ăn dễ tìm, chủ yếu là các loại cỏ tự nhiên. Vì vậy, anh Hoài tiếp tục mua thêm nai giống, mở rộng chuồng trại để tăng đàn. Hiện trong chuồng nai của anh Hoài có gần 40 con, trong đó hơn phân nửa từ 3-5 năm tuổi, đang cho nhung. Trung bình mỗi con nai có thể cho 1-3kg nhung/năm với giá bán dao động trong khoảng 5,5-6 triệu đồng/kg; mỗi con giống đực có giá từ 8-9 triệu đồng, con giống cái từ 5-6 triệu đồng (1 năm tuổi). Ngoài việc chăn nuôi nai để bán nhung và con giống cho các thương lái trong và ngoài tỉnh, anh Hoài còn làm thêm dịch vụ cắt nhung cho những gia đình chăn nuôi nai nhưng chưa có kinh nghiệm và thu mua lại nhung, con giống nếu ai có nhu cầu bán.
Theo anh Hoài, nuôi nai đơn giản hơn nhiều so với nuôi bò và các loại gia súc khác vì nai ăn hầu hết các loại lá cây, cỏ, rau. Để nai phát triển nhanh, mau sinh sản và cho nhung tốt, buổi sáng nên cho nai ăn lá cây với rau muống, chiều cho ăn thêm cám gạo nấu chín. Riêng nai đực giai đoạn nhú nhung cần bổ sung chuối chín, mít và nhiều rau, cỏ xanh để chất lượng nhung được tốt hơn. “Từ việc nuôi nai lấy nhung, thu mua và bán nhung, con giống, mỗi năm gia đình tôi thu nhập từ 500-600 triệu đồng. Chính nhờ nuôi nai mà cuộc sống gia đình ngày một khá giả, chúng tôi có điều kiện xây nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi trong nhà và nuôi con cái ăn học”, anh Hoài phấn khởi cho hay.
Hiện cơ sở chăn nuôi nai Tám Hưng của gia đình anh Hoài đã có thương hiệu, được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết, đến tham quan, học tập mô hình để làm theo. Học hỏi từ mô hình chăn nuôi nai và được anh Hoài hướng dẫn tận tình cách chăm sóc, gia đình anh Nguyễn Tấn Duy và nhiều hộ khác ở cùng thôn cũng đầu tư nuôi nai lấy nhung. Anh Duy cho biết: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện khó khăn. Nhờ anh Hoài chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nên chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư nuôi 4 con nai đực và 3 con nai cái. Tận dụng diện tích đất quanh nhà trồng cỏ voi, trồng rau làm thức ăn cho nai, gia đình tôi thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm”.
Ông Đào Quyết Hận, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Hòa, nói: “Anh Hoài là một trong những người tiên phong trong phong trào chăn nuôi nai ở địa phương. Không chỉ biết cách làm giàu cho gia đình, anh Hoài còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho nhiều người dân cùng làm theo. Bản thân anh luôn thể hiện tinh thần đoàn kết tình làng nghĩa xóm, tích cực tham gia các phong trào do địa phương phát động nên được mọi người tin yêu, nể trọng, học tập làm theo. Nhiều năm liền, anh được UBND tỉnh, huyện biểu dương về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi”.
Khánh Vy
Nguồn: Báo Phú Yên
- chăn nuôi lợn li>
- chăn nuôi gia súc li>
- giá lợn hơi li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- dự báo giá heo hơi li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- dự báo giá lợn li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- ngành sữa việt nam li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- thủ tục hành chính li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- ngành sữa li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Nuôi chim bồ câu Pháp tạo thu nhập cho nông dân địa phương
- Nuôi gà sao an toàn sinh học hiệu quả cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất