Thỏ được nuôi trong chuồng kín, nuôi giun quế dưới chuồng thỏ vừa để khử mùi chất thải của vật nuôi vừa giúp gia tăng lợi nhuận. Đó là mô hình nuôi thỏ độc đáo của gia đình chị Đào Thị Bích, xã Đông Động (Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Mỗi năm chị Bích thu về từ mô hình này 300 triệu đồng tiền lãi.
Chị Đào Thị Bích (người bên trái) chia chuồng trại thành 2 khu để thuận lợi cho chăm sóc thỏ.
Trước đây chị Bích đầu tư nuôi thỏ tại nhà song chuồng trại chật hẹp chỉ được vài chục con. Để nuôi thỏ hiệu quả kinh tế cao, chị bàn với chồng chuyển đổi 350m2 đất cấy lúa kém hiệu quả của gia đình sang xây chuồng trại quy mô, khép kín để tăng quy mô đàn thỏ lên. Chị Bích cho biết: Nuôi thỏ theo phương pháp truyền thống sẽ gặp nhiều rủi ro hơn vì thỏ dễ nhiễm bệnh. Để thỏ phát triển tốt, ít bị bệnh, tôi đã đầu tư lắp đặt hệ thống làm mát, quạt thông gió tại đầu và cuối chuồng nuôi. Nhờ vậy chuồng nuôi luôn được giữ ở mức 28 – 30oC. Đó là nhiệt độ lý tưởng cho thỏ sinh trưởng và phát triển, nhất là vào mùa hè. Thỏ là loài kém chịu nóng, làm chuồng hở mùa hè thỏ đẻ ít, rủi ro cao hơn.
Bên cạnh đó, chị Bích còn lắp hệ thống máng ăn tự động, hệ thống nước tự động vừa thuận tiện vừa giảm công lao động, tiết kiệm nước, thức ăn và cũng không sợ thỏ bị khát. Chị chia chuồng thành 2 khu: khu nuôi thỏ thịt và khu nuôi thỏ sinh sản để dễ theo dõi, chăm sóc, cho ăn theo chế độ riêng.
Nhiều người đến thăm chuồng nuôi thỏ của chị Bích không khỏi ngạc nhiên bởi ngoài con thỏ còn được nuôi một con vật khác. Bên dưới các dãy chuồng nuôi thỏ, chị Bích nuôi giun quế. Toàn bộ phân, nước tiểu, thức ăn thừa của thỏ sẽ rơi xuống dưới làm chỗ ở và thức ăn cho giun quế. Qua đó giúp môi trường sống của thỏ trong lành hơn.
Chị Bích khẳng định: Nuôi giun quế ở dưới vừa giúp khử tới 90% mùi phân, nước tiểu của thỏ, vào chuồng nuôi không có mùi vừa giảm công dọn chuồng trại vì vài tháng mình không phải hót phân, không phải rửa chuồng trại như nuôi truyền thống. Phương pháp khoa học này còn đem lại nguồn thu không nhỏ cho gia đình chị Bích từ việc bán giun quế thương phẩm cho các hộ làm thức ăn chăn nuôi.
Giảm tối đa việc dùng thuốc kháng sinh, không dùng thuốc kích thích tăng trưởng là nguyên tắc chăn nuôi được áp dụng nhiều năm qua tại chuồng trại của gia đình chị Bích. Sau 3 năm học hỏi áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, đến nay chị Bích duy trì nuôi 2.000 con thỏ bố mẹ, thỏ thịt và thỏ con. Mỗi năm chị xuất bán 5 lứa thỏ thương phẩm, khoảng 8 – 10 tấn. Hiện nay giá thỏ thương phẩm đạt 100.000 – 110.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí gia đình chị thu lãi 300 triệu đồng/năm. Mới đây chị Bích đầu tư xây 5 bể nuôi 1 vạn cá trê để tận dụng giun quế làm thức ăn cho cá. Cách lấy “con này nuôi con kia” đặc biệt này của gia đình chị Bích sẽ làm thịt cá trê nuôi thơm ngon, chắc như cá trê đồng tự nhiên.
Chị Phạm Thị Hồng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đông Động cho biết: Mô hình nuôi thỏ kết hợp giun quế của chị Đào Thị Bích là mô hình đầu tiên, quy mô lớn nhất xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Chị Bích là điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi của xã, hội viên tích cực tham gia các hoạt động của Hội. Chúng tôi đã tuyên truyền, khuyến khích chị em khác học và làm theo chị Bích để xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.
Thu Hiền
Nguồn tin: Báo Thái Bình
- nuôi thỏ li>
- nuôi thỏ kết hợp giun quế li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất