Dế là loài dễ nuôi, đầu ra khá ổn định. Nắm bắt được xu thế đó, chị Lý Thị Tú Trinh ở khu vực Bình Lợi, phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP Cần Thơ đã phát triển thành công mô hình nuôi dế thương phẩm, góp phần cải thiện kinh tế gia đình…
Chị Lý Thị Tú Trinh bên trại nuôi dế.
Đến phường Trường Lạc, quận Ô Môn, hỏi thăm về mô hình nuôi dế của chị Lý Thị Tú Trinh, hầu như ai cũng biết. Hơn 4 năm qua chị Trinh trở thành “mối quen” chuyên cung cấp cho người dân địa phương con dế để làm mồi câu cá, kể cả chế biến món ăn. Vợ chồng chị đều công tác trong cơ quan nhà nước. Thấy người quen nuôi dế có hiệu quả, chi phí đầu tư thấp, không tốn nhiều công chăm sóc, ít gây ô nhiễm môi trường, anh chị đã quyết định đầu tư và gây giống. Chị Lý Thị Tú Trinh nói: “Thời gian trước mình làm bên Hội LHPN phường, nên cũng muốn có một mô hình mới giúp cho hội viên phụ nữ trong khu vực. Từ đó mình mua con giống về tự phát triển mô hình trước. Buổi đầu làm gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm. Qua nhiều năm bắt đầu cho hiệu quả, tạo thêm thu nhập cho gia đình…”.
Từ năm 2017, bắt tay vào làm mô hình, vợ chồng chị Trinh chịu khó tìm hiểu kiến thức từ các tài liệu, sách báo, đồng thời tham gia các diễn đàn chăn nuôi côn trùng trên mạng xã hội, vừa học hỏi kinh nghiệm vừa tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Tận dụng khoảng đất trống sau nhà, chị Trinh cất một mái che lợp tôn, bên trong đặt 5 chuồng nuôi được thiết kế bằng khung sắt đơn giản, bao phủ nylon trắng xung quanh, diện tích tầm 2m2, cao hơn 1m, phía trên có khung lưới đậy để tránh sinh vật lạ vào gây hại. Về sau khi phát triển số lượng nuôi từng năm, chị xây thêm được gần 10 chuồng nuôi bằng chất liệu xi măng, ốp gạch men, bên trong dùng vỉ trứng bằng giấy lót nền. Sau thu hoạch, vỉ được tái sử dụng bằng cách phơi nắng 2 đến 3 ngày và thay mới những vỉ thủng sâu, hư nặng. Việc chăm sóc dế cũng không quá khó, chỉ cần chú ý độ ẩm thích hợp trong môi trường nuôi. Mỗi ngày phải phun sương vào chuồng, do đặc tính của dế là chỉ liếm nước đọng trên râu. Nếu trong chuồng có dấu hiệu ẩm ướt quá mức phải vệ sinh, thay các vỉ giấy ngay. Nguồn thức ăn cho dế chủ yếu là những thứ dễ tìm, không tốn kém như lá khoai mì, lá chuối, lục bình, cỏ… “Thay vì thời gian rảnh mình không có gì làm, thì chịu khó một chút. Ví dụ trên đường đi làm về thấy chỗ nào có đám khoai mì người ta bỏ mình xuống bẻ đem về cho dế ăn. Hay thứ bảy, chủ nhật ngày nghỉ mình đi cắt cỏ…” – chị Trinh chia sẻ.
Dế nuôi khoảng 30 ngày có thể thu hoạch bán thương phẩm, nuôi đến 42 ngày tuổi thì dế bắt đầu sinh sản. Dấu hiệu nhận biết là dế có cánh dài và gáy thường xuyên, khi đó cho dế đẻ vào ổ trong 1 đến 2 ngày. Rồi cho các ổ dế vào bao tải và đặt ở chuồng khác để ấp. Tùy theo ổ trứng ban đầu nhiều hay ít mà sản lượng thu hoạch từ 5 đến 10 ký một chuồng. Thông qua kết nối các hội nhóm nuôi côn trùng trên mạng xã hội, sản phẩm của chị Trinh có đầu ra khá ổn định. Dế có thể bán với số lượng lớn cho các trang trại nuôi gia cầm, cơ sở nuôi chim, cá kiểng, dế giống hay cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn chế biến món ăn… Thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát, giá bán dao động từ 100.000-200.000 đồng/kg tuỳ loại. Nghề này mang lại thu nhập cho gia đình chị Trinh khoảng 3-4 triệu đồng mỗi tháng.
Mô hình nuôi dế cũng đang được người dân ở địa phương quan tâm, học hỏi. Nhiều hộ đã bắt đầu mua giống nuôi thử nghiệm và đạt hiệu quả bước đầu. Anh Nguyễn Văn Chính ở khu vực Bình Lợi, phường Trường Lạc, quận Ô Môn, nói: “Mô hình nuôi dế này lúc đầu còn mới lạ nhưng sau khi tôi tìm hiểu thấy cũng dễ thực hiện, hiệu lại quả cao. Mô hình này hiện nay phát triển rất mạnh, địa phương rất quan tâm, hướng tới sẽ phát triển nhiều hơn để bà con có thêm cuộc sống ổn định, cùng nhau phát triển lên…
Thời gian qua, dịch COVID-19 ảnh hưởng thị trường tiêu thụ, gia đình chị Lý Thị Tú Trinh buộc cắt giảm số lượng nuôi để thích nghi. Nhưng đầu ra dế thương phẩm vẫn đảm bảo ổn định do cung ứng cho nhu cầu sử dụng con dế làm thực phẩm. Hiện tại TP Cần Thơ đã trở lại trạng thái bình thường mới, chị Trinh đang củng cố lại chuồng trại, chuẩn bị nhân giống, mở rộng mô hình nuôi dế thương phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao…
TRUNG NHÂN
Nguồn tin: Báo Cần Thơ
- nuôi dế li>
- Mô hình nuôi dế li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất