Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã có nhiều bước tiến đáng kể. Đặc biệt, mô hình nuôi gà Ai Cập theo hướng an toàn sinh học đã mang lại thu nhập ổn định và bền vững cho nhiều hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Mô hình nuôi gà Ai Cập theo hướng an toàn sinh học đang mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
Nhiều hiệu quả
Gà Ai Cập, một giống gà ngoại nhập, nổi bật với khả năng sinh sản tốt, sức đề kháng cao và chất lượng thịt ngon. Đặc biệt, giống gà này thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và môi trường tại Hậu Giang, giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro về bệnh tật và chi phí chăm sóc.
Ông Thái Thành Lập, ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, có nguồn thu nhập ổn định nhờ tham gia mô hình nuôi gà đẻ trứng an toàn sinh học gắn với liên kết chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang triển khai.
Được sự hướng dẫn kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, tháng 8-2022 ông Lập mạnh dạn mua 200 con gà Ai Cập về nuôi. Đến hiện tại, sau hơn 2 năm chăm sóc, đàn gà mái đủ tiêu chuẩn lấy trứng của ông đã có khoảng 240 con, từ 3 lò ấp ban đầu đến hiện tại đã tăng lên 5 lò ấp, với chi phí đầu tư 700.000 đồng/cái, để vừa bán trứng vừa bán con giống. Hiện đàn gà của ông sinh sản với sản lượng trứng khoảng 170-180 trứng/ngày và cung cấp cho thị trường từ 1.600-1.700 con giống/tháng, chủ yếu giao bán cho khách sỉ trong và ngoài tỉnh như các tỉnh.
Chia sẻ thêm về nguyên nhân chọn giống gà Ai Cập, ông Lập cho biết: “Trước đây, tôi chủ yếu nuôi gà ta, nhưng năng suất không cao và thường xuyên bị bệnh. Từ khi chuyển sang nuôi gà Ai Cập, thu nhập của gia đình tôi đã tăng lên đáng kể. Hiện tại đàn gà đang phát triển ổn định, giống gà này không chỉ dễ nuôi mà còn cho trứng và thịt chất lượng, rất được thị trường ưa chuộng”.
Theo ông Lập, chi phí ban đầu để xây dựng chuồng trại và mua con giống không quá cao. Một lứa gà Ai Cập từ khi nuôi đến lúc xuất bán chỉ mất khoảng 4-5 tháng, trung bình mỗi tháng gia đình ông chi trả khoảng 5 triệu đồng tiền đầu tư như tiền điện, thức ăn,… mang lại lợi nhuận từ 30-40% so với giống gà ta truyền thống. Với quy mô hiện tại khoảng 240 con gà mái đẻ, mỗi tháng ông Lập thu về khoảng 32 triệu đồng, một con số đáng mơ ước đối với nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Nói về phương pháp chăn nuôi, ông Lập vẫn chọn cách chăn nuôi ứng dụng đệm sinh học, đã giúp mô hình của gia đình giảm chi phí đầu tư đáng kể. Việc ứng dụng đệm lót sinh học còn góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc cải tiến phương pháp chăn nuôi so với cách làm truyền thống đã giảm thiểu chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận cho gia đình mà vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, ông Lập cũng thực hiện tiêm ngừa đầy đủ các bệnh như: cúm gia cầm, hen gà, bạch lỵ, ký sinh trùng đường máu… Bổ sung các loại vitamin vào thức ăn hàng tuần cũng là giải pháp hiệu quả quản lý tốt dịch bệnh cho đàn gà khi thời tiết thay đổi, qua đó giúp gà tăng sức đề kháng, hạn chế sử dụng kháng sinh.
Nhân rộng mô hình tiềm năng
Nhận thấy tiềm năng từ mô hình nuôi gà Ai Cập, chính quyền các cấp và cơ quan chuyên môn đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho người chăn nuôi như mở các khóa tập huấn kỹ thuật, cung cấp giống gà chất lượng và hỗ trợ tài chính đã giúp nhiều hộ gia đình mạnh dạn chuyển đổi mô hình chăn nuôi.
Đây không phải là mô hình mới, nhưng là mô hình tiềm năng để bà con chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình. Mô hình nuôi gà Ai Cập an toàn sinh học đang chứng minh được hiệu quả kinh tế tốt và mang tính bền vững. Không chỉ giúp người chăn nuôi có thu nhập ổn định, mô hình này còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Với sự hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức, mô hình nuôi gà Ai Cập theo hướng an toàn sinh học là mô hình cần được tiếp tục phát triển và nhân rộng trong tương lai.
Đánh giá về hiệu quả mô hình nuôi gà Ai Cập mang lại, ông Nguyễn Hoàng Chiến, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, cho biết: Sử dụng giống gà đẻ siêu trứng (Ai Cập) có sản lượng trứng cao hơn 30% so với giống gà ta thả vườn, nếu áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo 3 nguyên tắc: giữ khoảng cách và kiểm soát ra vào, giữ vệ sinh và chủ động tiêu diệt mầm bệnh bằng vệ sinh và khử trùng sẽ giúp kiểm soát tốt dịch bệnh, giữ cho gà khỏe mạnh và có năng suất cao, đồng thời giảm chi phí thuốc thú y, tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi, cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm gia cầm có chất lượng cao hơn.
Chia sẻ thêm về định hướng phát triển của mô hình, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh cho biết trước mắt sẽ tiếp tục hỗ trợ cho những hộ duy trì đàn gà đang đẻ, ấp trứng bán con giống cho những hộ lân cận có nhu cầu. Bên cạnh đó, hỗ trợ kỹ thuật cho những hộ còn lại về mặt kỹ thuật như: Chăm sóc nuôi dưỡng, công tác vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh… Điểm Tư vấn – Dịch vụ tiếp tục thu mua sản phẩm trứng của hộ và giới thiệu con giống cho những khách hàng có nhu cầu, cũng như tiếp tục phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tỉnh để khảo sát, thẩm định cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
MAI THANH
Nguồn : Báo Hậu Giang
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất