Thu tiền tỉ từ nuôi vịt siêu trứng - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Thu tiền tỉ từ nuôi vịt siêu trứng

    Mô hình nuôi vịt siêu trứng giúp gia đình ông Vũ Thanh Bình, xã Huống Thượng, Thái Nguyên thu về hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

    Ông Vũ Thanh Bình khởi nghiệp nghề nuôi vịt ở tuổi U60. Ảnh: Toán nguyễn.

     

    Khởi nghiệp ở tuổi xế chiều

     

    Về xóm Gò Chè, xã Huống Thượng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên không ai là không biết đến lão nông dân Vũ Thanh Bình (65 tuổi) cùng câu chuyện khởi nghiệp thành công với nghề chăn nuôi vịt.

     

    Ông Bình xây dựng thành công mô hình phát triển kinh tế của gia đình mình khi đã 58 tuổi, độ tuổi thường mà người ta sẽ an phận trong cuộc sống. Câu chuyện của ông đã truyền động lực cho các bạn trẻ về tinh thần dám nghĩ dám làm, sự năng động, quyết tâm, khát vọng vươn lên làm giàu.

     

    Trước đây, ông Bình làm công nhân mỏ sắt ở tỉnh Quảng Bình, hết tuổi lao động trở về quê hương xứ chè. Lúc này đã gần 60 tuổi, ở độ tuổi nghỉ hưu, thay vì lựa chọn sống an nhàn bên con cháu, hưởng thụ tuổi già như nhiều người, ông Bình ấp ủ dự định khởi nghiệp, với tiêu chí lấy nông nghiệp làm gốc để phát triển kinh tế.

     

    Ông Bình kể lại: “Sau khi về quê, thấy mình còn sức khỏe nên phải nghĩ ra việc gì đó vừa làm cho đỡ buồn, vừa kiếm thêm thu nhập. Hơn một năm rưỡi sau đó tôi đi ròng rã từ Bắc vào Nam, qua nhiều tỉnh, thành phố, cứ nơi đâu ai nói có mô hình nông nghiệp hay là tôi lại tìm đến để xem và học hỏi. Từ những mô hình trồng vải ở Bắc Giang, trồng măng đen ở Tây Nguyên, chăn nuôi… Tuy nhiên, suốt quãng thời gian đó tôi chưa tìm cho bản thân một mô hình thích hợp”.

     

    Phải đến giữa năm 2016, trong một lần trò chuyện với một người bạn, ông Bình được giới thiệu mô hình chăn nuôi vịt siêu trứng. Đó là cơ duyên đã giúp ông biết và gắn bó với nghề chăn nuôi loài thủy cầm này. Rồi sau đó, ông tìm thông tin trên báo, xem các mô hình chăn nuôi trên mạng xã hội và đã quyết định lựa chọn loại vật nuôi này để phát triển kinh tế cho gia đình mình.

     

    “Lúc đó, bạn tôi giới thiệu và dẫn tôi đến công ty chăn nuôi nằm trên khu vực thành phố Thái Nguyên để tham quan mô hình. Tôi đã rất ấn tượng với hình thức sản xuất, quy mô và kỹ thuật chăn nuôi tại đây. Sau hôm đó, sáng nào tôi cũng dậy từ 5 giờ sáng lặn lội đến công ty trò chuyện với nhân viên ở đây để học hỏi cách thức, kỹ thuật nuôi loài vịt này. Khi tôi quyết định làm mô hình này, cả gia đình tôi đều ái ngại, phản đối vì khi đó tuổi tôi đã cao, sức khoẻ không còn dẻo dai như trước, nhưng tôi quyết chí phải làm”, ông Bình nói.

     

    Vậy là ông Bình đã huy động mọi nguồn lực, từ tiền tích cóp nhiều năm, vay mượn được gần 1 tỷ đồng để thực hiện giấc mơ khởi nghiệp. Đầu tiên là việc đầu tư xây dựng chuồng trại với diện tích hơn 1.200m2 và quyết định nhập về hơn 1.000 con vịt siêu trứng.

     

    Những ngày đầu khởi nghiệp, ông Bình gặp nhiều khó khăn do kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm trong phát hiện và phòng chống dịch bệnh. Việc này khiến cho vịt chậm lớn, năng suất kém và có thời điểm số lượng vịt bị chết lên tới cả trăm con.

     

    Không nản chí, ông vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm và nhờ thêm sự giúp đỡ về kỹ thuật đơn vị cung cấp con giống. Chính vì vậy, thành công đến với gia đình ông Bình ngay từ lứa đầu tiên, dù ban đầu gặp phải sự cố như nói ở trên và cũng đã đem lại doanh thu đáng kể.

    Trang trại nuôi vịt của ông Vũ Thanh Bình hiện có quy mô 10.000 con, doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Ảnh: Toán Nguyễn.

     

    Sau hơn 6 năm khởi nghiệp, hiện nay trang trại nuôi vịt siêu trứng của gia đình lão nông Vũ Thanh Bình được đánh giá là thành công và phát triển hơn mong đợi ban đầu. Trang trại đã mở rộng từ 1 lên 4 chuồng trại, với tổng diện tích tăng lên hơn 5.000m2, số lượng vịt lên đến gần 10.000 con.

     

    Quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế, mô hình chăn nuôi vịt đã đem lại doanh thu tăng lên gấp nhiều lần, từ con số ban đầu chỉ hơn 100 triệu vào năm 2016, nay đã là hơn 2 tỉ đồng vào năm 2022 từ việc bán trứng và vịt thịt.

     

    Vịt siêu đẻ hay còn gọi là vịt siêu trứng là giống vịt lông trắng, được du nhập vào thị trường Việt Nam từ trước những năm 2000. Đây là giống vịt dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao nên được người nông dân áp dụng trong chăn nuôi đem lại kết quả tích cực. Vịt bắt đầu đẻ trứng khi được 154 ngày tuổi, lúc đó khối lượng vịt đạt từ 1,8 – 2,0 kg/con, khối lượng khi vào đẻ: 1,8 – 2kg. Sản lượng trứng 285 – 300 quả/mái/năm,  kích thước trứng to, khối lượng 70-75gr/quả nên được người chăn nuôi ưa chuộng, phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình hiệu quả.

     

    Thành công nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật

     

    Theo ông Bình, hiện có nhiều hộ nông dân vẫn ái ngại khi chăn nuôi vịt do lo sợ dịch bệnh, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất, dẫn tới thua lỗ. Nhưng thực tế, việc chăn nuôi vịt siêu trứng lại không quá khó nếu áp dụng, tuân thủ nghiêm các quy trình về kỹ thuật.

     

    Ngay từ ban đầu, đó là việc lựa chọn con giống, người chăn nuôi phải tìm đến các đơn vị cung cấp giống tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng. Khi chọn, vịt trống sẽ được chọn khắt khe hơn, khi ghép trống mái thì theo tỉ lệ 1:5 (tức 1 trống và 5 mái).

     

    Chuồng trại chăn nuôi phải lót nền chuồng, đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng, nhiệt độ bên trong chuồng duy trì ngưỡng từ 24 – 28 độ C và luôn ở trạng thái vô khuẩn. Mật độ nuôi lý tưởng 5 – 6 con/m2 nền chuồng.

     

    Nguồn dinh dưỡng cho vịt cũng được chú trọng, thức ăn sử dụng là loại hỗn hợp dạng viên, trung bình mỗi con vịt sẽ ăn khoảng 1,5 lạng/ngày (tương đương 2.000 đồng tiền thức ăn).

     

    Đối với vịt đẻ sẽ khắt khe hơn khi phải tính toán lượng thức ăn để duy trì trọng lượng vịt dao động từ 3 – 3,6 kg/con nhằm đảm bảo chất lượng, hình dáng trứng khi thu hoạch.

    Để đảm bảo vật nuôi khỏe mạnh, nguồn thức ăn và tiêm phòng được ông Bình đặc biệt quan tâm. Ảnh: Toán Nguyễn.

     

    Ngoài ra, việc chiếu sáng trong chuồng trại cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt, với vịt chuẩn bị đẻ, người nuôi sẽ tắt đèn từ 21 giờ và mở lại vào 2 giờ sáng hôm sau. Lý do, bởi đây là thời điểm thích hợp để vịt đẻ trứng, ánh sáng đèn sẽ kích thích việc này và đảm bảo chất lượng trứng đạt chất lượng tốt nhất.

     

    “Trứng khi thu hoạch phải to, tròn, vỏ trứng chắc, lòng đỏ to. Với trứng đạt trọng lượng 8 hoa (80gram) sẽ xếp vào loại 1, trọng lượng từ 7,5 hoa (75 gram) sẽ được xếp vào loại 2. Mỗi ngày trang trại tôi thu hơn 7.000 quả trứng, giá trung bình từ 2.500 – 3.000 đồng/quả, toàn bộ số trứng này sau khi phân loại sẽ có đơn vị đến thu mua. Trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình tôi thu lãi hàng trăm triệu đồng”, ông Bình cho hay.

     

    Cũng theo ông Bình, người chăn nuôi còn phải thực hiện việc chích ngừa vacxin phòng bệnh gia cầm theo định kỳ, thường xuyên chú ý, quan sát nhằm sớm phát hiện, có phương án chữa trị các bệnh mà vịt dễ mắc phải như bệnh giảm đẻ, bệnh tạ huyết trùng… Nhìn nhận các loại bệnh thông qua các dấu hiệu, triệu chứng như: trứng đẻ ra bị méo, dị dạng, vịt chán ăn, đi ra phân xanh…

     

    Việc áp dụng thành công mô hình chăn nuôi vịt siêu trứng không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông Vũ Thanh Bình, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Đây cũng tấm gương cho phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn nổi bật tại tỉnh Thái Nguyên.

     

    Toán Nguyễn – Nguyễn Hoàn

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.