Chiều nay 14-6, tại nghị trường, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Chăn nuôi. Theo dự thảo luật đề xuất, hoạt động thụ tinh nhân tạo sẽ được coi là 1 nghề như các nghề khác trong xã hội.
Chiều nay 14-6, tại nghị trường, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Chăn nuôi. Theo dự thảo luật đề xuất, hoạt động thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi sẽ được coi là 1 nghề như các nghề khác trong xã hội.
Thụ tinh nhân tạo cho heo sẽ là 1 nghề theo đề xuất
Cụ thể, dự thảo luật ghi: Cá nhân hành nghề chăn nuôi phải có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp. Hành nghề chăn nuôi gồm nghề lấy mẫu thức ăn chăn nuôi và thụ tinh nhân tạo.
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề như sau: Đối với người hành nghề thụ tinh nhân tạo phải có trình độ từ trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi, thú y, công nghệ sinh học, được đào tạo về thụ tinh nhân tạo.
Tuy nhiên thảo luận tại nghị trường, đại biểu Lê Xuân Thân – Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đề nghị ban soạn thảo phải viết lại, thể hiện lại cho rõ nếu không thì sẽ cho ra 1 cái nghề rất lạ là nghề thụ tinh nhân tạo.
Còn đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) thì tranh luận rằng dự thảo luật chia các loài vật nuôi thành 4 nhóm gồm: gia súc, gia cầm, động vật làm cảnh và động vật hoang dã. Nhưng hiện nay trong xã hội có rất nhiều vật nuôi lạ như nuôi tằm, nuôi dế, nuôi giun… thì không biết xếp vào loại động vật nào. Dẫn chứng ở tỉnh Hà Tĩnh, đại biểu này cho biết chỉ riêng tại huyện Hương Sơn hiện nay bà con ở đây đang nuôi tới 42.000 con hươu (còn trên địa bàn cả tỉnh là 47.000 con) và con hươu ở đây còn phổ biến hơn cả con trâu, có giá trị rất lớn nhưng do hiện nay chúng ta không xếp con hươu là vật nuôi nên nhung hươu của bà con làm ra không thể xuất khẩu được, vì luật vẫn đang coi con hươu là động vật hoang dã nên nước ngoài không cho phép nhập khẩu.
Văn Phúc
Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng Online
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
- Tuyên Quang: Dự án trại lợn công nghệ cao 2.400 nái đã hoàn thành 90%
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
Tin mới nhất
T4,02/04/2025
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
- Tuyên Quang: Dự án trại lợn công nghệ cao 2.400 nái đã hoàn thành 90%
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi bằng chọn và nhân giống (Kỳ I)
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất