Trưa ngày 12/5, nhận được thông tin phản ánh tại một số địa phương có tình trạng tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết chưa kịp thời, để người dân phải tự tiêu hủy, rồi vứt xác lợn ra sông, kênh mương, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến lập tức xuống kiểm tra thực địa tại huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang.
Được biết, chuyến kiểm tra này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến không báo trước cho chính quyền, các cơ quan chức năng địa phương huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang).
Xác lợn chết vứt ra kênh mương đang trương phềnh, bốc mùi hôi thối.
Chứng kiến tình trạng xác lợn chết bị vứt bừa bãi ra kênh mương, nhiều con trôi dạt trên kênh N3 tại kè Gia Tư, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa – điểm giao của kênh mương với huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên), Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ biết thốt lên: “Phòng chống dịch bệnh như thế này thì chết”.
Tận mắt thấy xác lợn chết nổi trên kênh mương, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ biết lắc đầu và thốt lên: “Phòng chống dịch bệnh như thế này thì chết”.
Theo người dân địa phương, hiện tượng xác lợn chết trôi dạt về điểm này đã gần 1 tháng nay. Trung bình mỗi ngày có khoảng 1 tấn xác lợn chết trôi dạt về đây, có ngày cao điểm lên tới 4-5 tấn.
Tuy nhiên, việc vớt xác lợn chết và tiêu hủy chỉ được thực hiện bởi 2 vợ chồng già là người dân trong làng; mà phương tiện, công cụ… cũng rất thô sơ với một ít vôi bột và cái bình phun thuốc khử trùng cũ kỹ…
Hố chôn xác lợn chết dường như đã nhiều ngày để “thanh thiên, bạch nhật”, không chôn lấp ngay khiến cho mùi hôi thối từ xác lợn chết bốc lên nồng nặc, gây bức xúc cho người dân sống quanh vùng.
“Khổ ơi là khổ, khách không ai dám đến nhà chơi, mà chúng tôi cũng chả dám mời ai đến nhà vì mùi hôi thối bốc lên từ xác lợn chết”- bà Nguyên Thị Hạnh than.
Mùi hôi thối từ xác lợn chết không những làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và phát tán mầm bệnh… mà còn làm đảo lộn cuộc sống của người dân xung quanh.
Gần 1 tiếng sau, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang – ông Dương Thanh Tùng mới có mặt để chỉ đạo, đôn đốc công tác tiêu hủy xác lợn chết… Và may mắn, một lúc sau mới “điều” được 1 máy phun thuốc khử trùng mới hơn từ nơi khác đến để xử lý.
Thanh minh về hiện tượng trên, ông Tùng cho biết đã thường xuyên chỉ đạo nhưng vì lực lượng cán bộ thú y “mỏng” và tỉnh đã sáp nhập tổ chức nên gặp nhiều khó khăn trong việc huy động người tham gia công tác phòng, chống bệnh dịch.
Ông Dương Thanh Tùng – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang (đầu tiên bên phải) cho biết tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch vì lực lượng cán bộ “mỏng”.
Mặt khác, theo ông Tùng, tỉnh, huyện cũng đã nhiều lần đề xuất tỉnh Thái Nguyên phối hợp xử lý hiện tượng người dân vứt xác lợn chết ra kênh mương nhưng vì là điểm giáp ranh nên vẫn không hiệu quả.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, nếu không nhìn nhận lại vấn đề, không siết chặt lại công tác chống dịch quyết liệt hơn nữa, nghiêm chỉnh hơn nữa thì dịch bệnh sẽ tiếp tục lây lan phức tạp.
Kiểm tra chỉ đạo thực tế công tác phòng, chống bệnh dịch tả châu Phi tại tỉnh Bắc Giang, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chỉ đạo, lợn chết xảy ra ở địa bàn nào, thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Lãnh đạo huyện Phú Bình, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và lãnh đạo tỉnh Bắc Giang phải ngồi lại với nhau bàn cách xử lí, phải huy động thêm lực lượng, thậm chí phải huy động công an vào cuộc điều tra, xử lí những trường hợp vứt xác lợn chết bừa bãi ra môi trường như vậy.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “chống dịch như chống giặc”, rồi lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Cục Thú y, lãnh đạo nhiều địa phương thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo liên tục, có tỉnh thi hành chỉ đạo tốt, song vẫn có nhiều tỉnh không thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Trách nhiệm của Chủ tịch tỉnh trước pháp luật, trước Thủ tướng là chưa nghiêm, để xảy ra việc chôn lợn chết, tiêu huỷ lợn bệnh ở một số địa phương chưa đúng quy trình.
Thiên Hương
Nguồn: Dân Việt
- tiêu hủy lợn bệnh li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- dịch tả heo châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất