Với niềm say mê loài chim trĩ, anh Trần Minh Thiệp (31 tuổi, trú thôn Cẩm Lãnh, xã Tiên Cẩm, H. Tiên Phước, Quảng Nam) đã thành công với cách nuôi mới lạ, đó là cho chim trĩ nghe nhạc để khắc phục tính hoang dã vốn có của loài này. Nhờ vậy, năng suất sinh sản tăng lên, hiện nay mỗi năm anh thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình chăn nuôi này…
Anh Trần Minh Thiệp mở nhạc cho chim trĩ nghe hằng ngày.
Chúng tôi tìm đến trang trại của anh Thiệp nằm trên một vùng đồi sỏi đá. Gặp chúng tôi là một thanh niên chất phác, nhanh nhẹn và cởi mở khi trò chuyện. Qua tiếp xúc, anh Thiệp tâm sự, năm 2012 tốt nghiệp ngành Việt Nam học tại trường Đại học Quảng Nam. Sau khi tốt nghiệp, anh không tìm công việc nhẹ nhàng mà lại tìm đến nghề chăn nuôi xưa nay vốn cực nhọc. “Với niềm đam mê nuôi chim từ nhỏ, trong lúc còn ngồi ghế nhà trường, những lúc rảnh rỗi tôi thường lên mạng tìm những thông tin về các loài chim. Lúc đó, tôi thấy loài chim trĩ rất đẹp, giá cao, nhu cầu thị trường lớn, lại phù hợp với điều kiện khí hậu tại miền Trung nên tôi quyết định tìm hiểu về loài chin này. Qua tìm hiểu tôi biết ở miền Bắc đã có rất nhiều người nuôi thành công loài chim này, nhưng ở miền Trung và phía Nam thì rất ít người nuôi”- anh Thiệp nói.
Sau đó, Thiệp quyết định bán chiếc xe máy để lấy 20 triệu đồng làm lộ phí để thực hiện chuyến đi ra Bắc, anh tìm đến các cơ sở nuôi chim trĩ có tiếng để học nghề. Sau 3 tháng tích lũy kinh nghiệm, anh quyết định đem về 50 con giống để nuôi thử nghiệm. “Lúc đầu tôi gặp rất nhiều khó khăn, do điều kiện khí hậu miền Bắc và miền Trung chênh lệch, chim chưa thích nghi nên chết 10 con, những con còn sống thì ủ rủ biếng ăn khiến tôi rất lo lắng. Lúc đó tôi chuyển dần từ thức ăn bột công nghiệp sang bắp lai, rau xanh thường xuyên để tăng sức đề kháng nên chim bước đầu đã dần ổn định. Nhưng khó khăn vẫn nối tiếp khó khăn, với tập tính nhút nhát, khi nghe tiếng động lạ chim hoảng hốt chạy khắp nơi, nhiều con bể đầu, vỡ trứng trong bụng hoặc đẻ non, những lúc như vậy chim bỏ ăn nhiều ngày liền. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi thử mở nhạc cho chim nghe, sau một thời gian chúng quen dần với những âm thanh lạ rồi không cảm thấy sợ nữa, linh hoạt hẳn ra, khả năng phát triển tốt, thịt thơm ngon hơn, Đặc biệt chim mái cho năng suất trứng tăng 1,5 lần so với lúc trước. Ngoài ra, những lúc chim sổng chuồng bay lạc, khi nghe tiếng nhạc sẽ tìm đường quay về”- anh Thiệp nói. Sau nhiều năm chăn nuôi, anh Thiệp tích lũy được nhiều kinh nhiệm. Trang trại của Thiệp rộng khoảng 500m2, được chia làm 3 khu riêng biệt. Khu 1 dành cho chim sinh sản, khu 2 cho chim giống, khu 3 nuôi chim thương phẩm. Hiện tại, đàn trĩ của anh được 500 con, trong đó 100 con mái đang trong thời kỳ sinh sản. Bình quân một con mái đẻ gần 130 trứng/1 năm. Do nhu cầu thị trường cao nên anh đã đầu tư một lò ấp trứng, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 1.000 con trĩ giống và trĩ thương phẩm. Trĩ giống đang trong thời kỳ sinh sản anh bán với giá 1,3 triệu đồng/1 cặp, trĩ thương phẩm 500 ngàn/1 con, doanh thu hàng năm khoảng 200 triệu đồng.
Với thành công mô hình nuôi chim trĩ của anh Thiệp, nhiều người dân trong và ngoài địa phương tìm đến học hỏi kinh nghiệm. Anh không giữ riêng bí quyết cho mình mà sẵn sàng chỉ dẫn và cung cấp con giống đảm bảo chất lượng cho người nuôi. “Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng quy mô trang trại và tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ. Hiện tôi đã thuần hóa và lai tạo thành công giống gà rừng, bước tiếp sẽ nhân giống thêm và mở rộng quy mô, kết hợp trồng nhiều loại cây ăn quả. Dự định trong tương lai tôi sẽ xây dựng nơi đây thành một điểm tham quan cho du khách gần xa”- anh Thiệp phấn khởi nói. Chúng tôi tin chắc là anh sẽ làm được, nơi gò đồi sỏi đá này sẽ in dấu chân một thanh niên vượt khó làm giàu bằng chính niềm đam mê, sự sáng tạo của mình.
Lê Vương
Nguồn: Công An Nhân Dân
- nuôi chim trĩ li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Nhạc thích hợp là nhạc nào?