Trên toàn thế giới hiện nuôi hơn 1,4 tỷ con bò, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành chăn nuôi gia súc. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do ngành này thải ra chiếm 10% tổng số lượng khí thải do hoạt động của con người tạo ra. Một phần lớn là do bò thải khí methane.
Gần đây, các nhà khoa học đã phát minh ra một loại thức ăn gia súc bổ sung mới, có thể làm giảm lượng khí thải methane trung bình 30% (ảnh). Theo các nhà sản xuất, nếu tất cả bò trên thế giới ăn chất bổ sung này, lượng khí thải giảm đi có thể tương đương với việc ngừng vận hành 300 triệu ô tô ở châu Âu.
Loại thức ăn bổ sung nói trên do công ty khởi nghiệp Mootral (liên danh Thụy Sĩ – Anh) sản xuất dựa trên chiết xuất tỏi và quýt, được trộn với thức ăn gia súc thông thường, giúp giảm lượng khí methane thải ra tương đương khoảng 1 tấn carbon dioxide (CO2) cho 1 con bò/năm. Chất bổ sung có dạng viên được trộn vào thức ăn của bò 2 lần/ngày. Sản phẩm đã được chương trình toàn cầu về tín chỉ carbon tự nguyện – Verra phê duyệt. Vì vậy, các doanh nghiệp chăn nuôi muốn cắt giảm lượng khí thải có thể tính theo lượng thức ăn bổ sung tiêu thụ. Trang trại Brades ở Lancashire, Tây Bắc nước Anh, là trang trại thương mại đầu tiên trên thế giới tận dụng chương trình tín chỉ carbon của Mootral. Đàn bò sữa 440 con ở đây được cho ăn thức ăn bổ sung của Mootral 2 lần/ngày.
Thức ăn gia súc bổ sung giúp ức chế vi khuẩn trong dạ dày bò tạo ra khí methane. Tuy nhiên, theo ông Liam Sinclair, giáo sư khoa học động vật tại Đại học Harper Adams, Vương quốc Anh, cần phải theo dõi tác động của sản phẩm Mootral trong thời gian dài, vì việc thay đổi chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của bò, có khả năng làm giảm tốc độ tăng trưởng hoặc sản lượng sữa.
GIA BẢO
Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng
- thức ăn gia súc li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất