[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường tiêu thụ thịt lợn nhất nước, tình hình đảm bảo ATTP và phòng chống, khống chế, ứng phó khẩn cấp với DTLCP vẫn đang trong tầm kiểm soát của cơ quan liên ngành.
Tại thành phố, một lượng lớn thịt lợn từ các tỉnh được nhập về các chợ đầu mối như Hóc Môn, Bình Điền. Khâu giết mổ được thực hiện ngay trong đêm, đến sáng sớm hôm sau, thịt từ chợ đầu mối lại được lưu chuyển đến các chợ nhỏ, chợ truyền thống để đến tay người tiêu dùng.
Khâu kiểm soát được thực hiện trên đường khi xe chở động vật, sản phẩm động vật di chuyển trên đường; trước khi vào chợ đầu mối và kiểm tra lại ở các chợ truyền thống do quận huyện quản lý.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp giết mổ, phân phối thịt lợn tại TP.HCM bên cạnh tham gia chương trình truy xuất nguồn gốc do TP.HCM chủ trì còn có các biện pháp riêng của doanh nghiệp.
Như tại Công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan), bên cạnh chương trình truy xuất nguồn gốc Te-food mà thành phố đang áp dụng, Vissan áp dụng hệ thống nhận diện nguồn gốc của riêng mình.
Theo bà Lan, việc kiểm tra, kiểm soát thịt lợn là thường xuyên và trên tất cả các loại dịch bệnh chứ không riêng DTLCP. “Nguyên tắc là không có 1 con lợn bệnh, lợn chết, hoặc thịt đã kém chất lượng có thể đi vào được trong chợ đầu mối để phát tán ra thị trường”, bà Lan nói.
Với người tiêu dùng, bà Lan cho rằng không nên vội vàng tẩy chay thịt lợn nếu chỉ vì những nghi ngại chưa đúng về DTLCP. Để đảm bảo ATTP, bà đề nghị người dùng nên tìm mua lợn ở các cơ sở hợp pháp như siêu thị, các sạp đảm bảo an toàn ở các chợ truyền thống.
“Hoặc mua ở mối quen càng tốt để ít nhất biết được nguồn gốc thịt lợn và có sự bảo đảm của cơ quan quản lý nhà nước. Như thế, người tiêu cũng đã đóng góp một phần trách nhiệm vào ổn định thị trường, không tiếp tay cho các điểm giết mổ lậu”, bà Lan nói.
Cuối cùng, không chỉ thịt lợn mà cả các loại thực phẩm khác, nên nấu chín trước khi sử dụng Như thế sẽ loại trừ được rất nhiều mầm bệnh.
1: 12 giờ đêm ở chốt kiểm dịch tạm thời tại xã Phước Thạnh huyện Củ Chi, lực lượng liên ngành đang tập trung kiểm soát các nguồn thịt từ tỉnh Tây Ninh về. Đây là 1 trong nhiều cửa ngỏ đưa lợn về các lò mổ trong thành phố.
2: Ở lò mổ Xuyên Á (Củ Chi), các xe ra vào phải có giấy chứng nhận kiểm dịch và cán bộ thú y kiểm tra thông tin kiểm dịch trùng khớp thông tin thực tế. Phương tiện khác ra vào cơ sở giết mổ đều phải tiêu độc khử trùng.
3 – 4: Lò mổ Xuyên Á bình quân mỗi ngày giết mổ khoảng 1.500 con. Tại đây, cán bộ thú y túc trực 24/24h.
5: Cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn) có dây chuyền giết mổ hiện đại, công suất giết mổ thường ngày 1.500 con.
6 – 7: Lợn phải được còn sống, khỏe mạnh và đảm bảo an toàn dịch tễ mới được đưa vào giết mổ.
8 – 9: Lực lượng thú y kiểm tra các xe chở thịt. Sau khi hoàn tất thủ tục mới được cho thịt vào chợ đầu mối Hóc Môn.
10: Ông Lê Văn Tiển – Phó giám đốc chợ đầu mối Hóc Môn TP.HCM cho biết sau rất nhiều nỗ lực tuyên truyền về công tác ATTP, người tiêu dùng đã an tâm hơn về nguồn thịt sạch cung cấp về thành phố.
11: Tương tự, nguồn thịt lợn nhập về chợ đầu mối Bình Điền cũng phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện vệ sinh dịch tễ mới được mua bán.
12: Công ty kỹ nghệ súc sản Vissan sở hữu dây chuyền giết mổ riêng để cung cấp thịt và nguyên liệu cho chế biến.
13: Vissan có trại nuôi riêng và nhập thêm từ các trang trại khép kín khác của các doanh nghiệp chăn nuôi uy tín.
14: Rạng sáng, thịt lợn được xe lạnh đưa về các kênh phân phối, như siêu thị Saigon Co.op…
15: Lực lượng thú y và đội ngũ quản lý chất lượng của Saigon Co.op kiểm tra lại một lần nữa chất lượng và dữ liệu truy xuất
16: Nguồn thịt được đảm bảo các điều kiện mới cho vào khu pha lóc thành phẩm
17: Thịt từ Vissan ra kênh thương mại hiện đại để đến tay người dùng là quy trình khép kín từ khâu giết mổ, pha lóc đến tiêu thụ. Tất cả các khâu hoàn tất ngay trong đêm.
Khánh Chương
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất