[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi ngoài việc trị bệnh, phòng bệnh còn nhằm mục đích kích thích tăng trưởng. Nhưng việc sử dụng không đúng liều lượng, chủng loại kháng sinh đang gây ra tình trạng “kháng kháng sinh” và gây hậu quả lâu dài tới sức khỏe của người tiêu dùng. Bài toán sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) không kháng sinh ở Việt Nam đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Tại Hội nghị Thú y toàn quốc 2017 tổ chức vừa qua tại Cần Thơ, vấn đề này lại một lần nữa được các chuyên gia, nhà khoa học đưa ra bàn thảo.
Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam – sự kháng kháng sinh
Từ những năm 1950 người nông dân đã sử dụng kháng sinh như một chất kích thích tăng trọng (AGPS) trong chăn nuôi, bên cạnh việc sử dụng để điều trị theo truyền thống. Đến những năm 90 của thế kỷ XX, kháng sinh được xem là phương pháp “cải tiến kỹ thuật” thường được khuyến khích. Cả người lẫn dư luận xã hội đều không phân biệt mục đích phòng bệnh hay hỗ trợ tăng trưởng, cũng như không quan tâm nhiều về vấn đề tồn dư kháng sinh trong thực phẩm chăn nuôi.
Năm 2000, Việt Nam chưa có văn bản chính thức nào thể hiện sự quan ngại về vấn đề sử dụng kháng sinh, hóa chất độc hại trong TĂCN. Bộ NN&PTNT đã ra quyết định cho phép kháng sinh được nhập khẩu và lưu hành. Hầu như các đơn vị sản xuất TĂCNđều xem việc sử dụng kháng sinh là một trong những “bí quyết” để sản xuất thức ăn có “chất lượng” cao. Đặc biệt, xuất hiện sự “chạy đua” ngày một gia tăng về số lượng và liều lượng sử dụng kháng sinh trong TĂCN.
Do mang lại những lợi ích thiết thực nên tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi có xu hướng ngày càng tăng. Kết quả điều tra của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) tại 94 nhà máy sản xuất, kinh doanh TĂCN công nghiệp trên địa bàn 18 tỉnh, thành phố cả nước cho thấy, nhiều cơ sở sử dụng hàm lượng kháng sinh trong sản xuất TĂCN gà, lợn cao hơn mức quy định. Điều này dẫn tới nguy cơ làm tăng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm và “nhờn” kháng sinh đối với vật nuôi.
PGS.TS. Đỗ Võ Anh Khoa, Trưởng Bộ môn Chăn nuôi, ĐH Cần Thơ đã chỉ ra rằng: Việc lạm dụng kháng sinh đi tạo ra những dòng vi khuẩn kháng kháng sinh với động lực ngày càng mạnh, làm cho bệnh kéo dài hơn và khó điều trị, đặc biệt là một số mầm bệnh chung hoặc lây truyền từ động vật sang người. Song song đó, việc tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi có thể gây dị ứng trên người (penicillin), gây quái thai, suy tủy ở gia súc non, giảm tinh trùng hoặc sản sinh tế bào trứng (chloramphenicol), gây ung thư (olaquidox; quinolone bài thải qua da, da sẽ bị rộp dưới ánh sáng mặt trời và gây ung thư da), gây kháng thuốc trên người (có thể xảy ra ở tất cả kháng sinh).
TS-BS Tăng Chí Thượng, PGĐ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, cho rằng, trong chăn nuôi, nhất là nuôi heo, nuôi cá thì người ta đã và đang dùng kháng sinh quá nhiều, vô tội vạ. Các dư lượng kháng sinh có trong thực phẩm đang chuyển hóa thành những chất độc hại để kháng lại cơ thể con người. “Nhiều chủ hộ chăn nuôi chưa đợi heo, cá đào thải hết kháng sinh đã xuất bán, khiến tồn dư kháng sinh trong thực phẩm rất lớn. Từ đó, người dân ăn thực phẩm mỗi ngày cũng là “ăn” cả kháng sinh, lâu dần cũng dẫn đến đề kháng thuốc mà chúng ta không hiểu tại vì sao?” – TS Thượng nói.
Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho biết: qua kiểm tra trên 1.400 mẫu thịt gia súc, gia cầm và thủy sản có 12% tồn dư kháng sinh, 4,6% trong đó vượt ngưỡng cho phép. Đây là một phần nguyên nhân gây kháng kháng sinh ở người.
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 480.000 người xuất hiện mầm bệnh kháng nhiều loại thuốc (kháng sinh) điều trị bệnh.Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra: Kháng thuốc là một thảm họa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, kháng thuốc còn gây tổn hại nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu (WHO).
Năm 2018: Việt Nam sẽ ngừng cho phép sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi?
Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng hiểm họa đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh, nguyên nhân là do sử dụng kháng sinh rộng rãi không đúng liều và không kiểm soát đúng mức trong cộng đồng. Trong khi đó, trên thế giới, nhiều nước đã cấm sử dụng hoặc có quy định quản lý chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Các nước EU, Hàn Quốc, Thái Lan đã cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trưởng vật nuôi. Tại Mỹ, bắt đầu từ 1/1/2017 đã quy định những kháng sinh quan trọng dùng điều trị sẽ không còn được phép sử dụng làm chất hỗ trợ tăng trưởng trong thức ăn và từ nay việc sử dụng kháng sinh này trong TĂCN(với mục đích điều trị) phải được xem xét và cấp phép từ bác sĩ thú y (USSA, 2016).
Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT đã ký ban hành thông tư sửa đổi hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.Theo đó, hướng dẫn mới sẽ giảm liều lượng kháng sinh cho phép trong TĂCN từ 8-10 ppm/tấn xuống còn 5 ppm/tấn, đồng thời ngưng cho phép dùng kháng sinh trộn sẵn trong thức ăn nhằm phòng bệnh cho vật nuôi.
Thời gian gần đây, Bộ NN&PTNTcũng đã có quy định về các loại kháng sinh được sử dụng, bị hạn chế hay cấm sử dụng trong chăn nuôi. Gần đây nhất, Thông tư 06/2016 của Bộ NN&PTNT đưa ra tên 15 loại kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng và chỉ được phép sử dụng đến hết ngày 31/12/2017, gồm có: Bambermycins, BMD (Bacitracin Methylene-Disalicylate), Chlortetracycline, Colistin sulphate, Enramycin, Kitasamycin, Lasalocid sodium, Lincomycin, Monensin, Narasin, Neomycin sulphate, Nosiheptide, Salinomycin sodium, Tylosin phosphate, Virginiamycin. Thông tư cũng chỉ rõ, trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, chỉ được sử dụng tối đa 02 loại kháng sinh kể trên; trường hợp sử dụng 02 loại kháng sinh phải có căn cứ khoa học.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Namđã có lộ trình cắt giảm kháng sinh: Năm 2002, Chính phủ cấm 18 loại kháng sinh, hóa chất dùng trong thức ăn chăn nuôi (chủ yếu là nhóm beta-agonist, tác dụng tạo nạc).Năm 2014, cấm thêm 4 loại kháng sinh khác và đến năm 2015, cấm thêm 5 loại hóa chất (nhuộm màu) sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Và tiến tới có thể ngưng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vào năm 2018 (theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi).
Giải pháp nào cho sản xuất TĂCN không kháng sinh?
Sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn là hướng đi tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Năm 2017 tiếp tục chọn là “Năm cao điểm hành động vì ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp”. Trong đó đặt mục tiêu là giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, có lộ trình sản xuất thức ăn chăn nuôi không kháng sinh đáp ứng yêu cầu về ATTP cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Giáo sư Đậu Ngọc Hào – Chủ tịch Hội Thú y Việt Nam đề xuất: “Về lâu dài, để phát triển chăn nuôi cần xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ để phòng, chống dịch bệnh và lây lan vi khuẩn. Nên tìm các thảo dược hay chế phẩm từ những vi khuẩn có lợi để thay thế kháng sinh.”
Theo PGS-TS Dương Duy Đồng, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh: “Việc giới hạn và tiến tới không sử dụng kháng sinh trong TĂCNlà xu thế chung của thị trường và cũng được các cơ quan chuyên ngành kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt hơn. Với kinh nghiệm của các nước phát triển đã thực và ngay cả ở Việt Nam, hoàn toàn có thể không sử dụng các kháng sinh trong thức ăn để có được sản phẩm chăn nuôi an toàn cho người tiêu thụ mà vẫn có các giải pháp giữ được năng suất chăn nuôi tốt. Các giải pháp thay thế cần được thực hiện trong một tổng thể chung, bao gồm việc cân đối khẩu phần hợp lý với các nguyên liệu chọn lọc kỹ lưỡng; sử dụng hợp lý các chất bổ sung như enzyme, probiotics, acid hữu cơ, chiết xuất từ thực vật, chất vô hoạt độc tố, các prebiotics, và một số hợp chất hữu cơ khác… để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi.”
TS Đồng cũng đã chỉ ra cụ thể ảnh hưởng của các vi khuẩn có lợi có thể thay thế kháng sinh tại Báo cáo Sản xuất thức ăn chăn nuôi không kháng sinh trong Hội nghị Khoa học Chăn nuôi-Thú y toàn quốc lần thứ 3 tại Cần Thơ (12/3/2017). Theo đó, cần phải xác định rõ các mục đích, đối tượng nào của kháng sinh tác động để từ đó có giải pháp thay thế. Nếu xem kháng sinh là chất diệt khuẩn, Probiotics chứa các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus, Enterrococcus, Bacilus sp., nấm men sống (live yeasts)…đồng thời có khả năng chịu nhiệt, khả năng lưu lại trong đường ruột vật nuôi; khả năng tương tác với quần thể vi sinh vật và môi trường đường ruột. Nếu xem kháng sinh là chất giúp tăng hấp thu dưỡng chất đường ruột thì Acid hữu cơ nhiều chức năng hơn là để kìm hãm vi khuẩn vi khuẩn, nguồn năng lượng dễ dùng, trực tiếp cho tế bào vi nhung mao, tạo môi trường đường ruột thuận lợi; chất chiết thực vật tăng độ ngon miệng, tăng tiết enzyme tiêu hóa, có khả năng kháng khuẩn…
Giải được bài toán sản xuất thức ăn chăn nuôi không kháng sinh ở Việt Nam sẽ mở ra hướng phát triển mới trong chăn nuôi, đảm bảo chất lượng thực phẩm sạch, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng đồng thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhà chăn nuôi.
Tuyết Phan (Tổng hợp)
- thực phẩm hữu cơ li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- tin tức chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- vietgap li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- kỹ thuật chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia súc li>
- tình hình chăn nuôi li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất