[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hơn 30 năm hình thành và phát triển, 10 năm xuất khẩu thuốc thú y thủy sản, từ một công ty nhỏ bé, Công ty TNHH Thuốc Thú Y Á Châu (Achaupharm) đã vươn mình trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thuốc thú y thủy sản top đầu tại Việt Nam, với hơn 200 sản phẩm xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Để đánh dấu hành trình đó, ngày 16/8/2024, tại TP. Cần Thơ, Achaupharm đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm cột mốc 10 năm xuất khẩu, kết hợp với nghi thức đánh dấu xuất khẩu lô container thứ 500 sang thị trường Trung Đông.
Tham dự và chúc mừng có ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; ông Dương Tấn Hiển, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Cần Thơ; ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi; ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y; ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản cùng lãnh đạo các sở, ban ngành TP. Cần Thơ. Đại diện phía các Hội, Hiệp hội có ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam; ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam cùng các khách mời là chuyên gia, đối tác, khách hàng thân thiết của doanh nghiệp tham dự.
Các đại biểu khách mời cùng Ban Giám đốc công ty chụp ảnh lưu niệm
Từ thương hiệu được tin dùng tại thị trường nội địa
Achaupharm được thành lập ngày 28/10/2002, tiền thân là Công ty Thuốc Thú Y 3 Tháng 2 (1992), tọa lạc tại số 130 quốc lộ 1A, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ. Từ những năm đầu thành lập với diện tích ban đầu 10.000 m2, Achaupharm đã mở rộng diện tích hoạt động lên 30.000 m2, gấp 3 lần. Công ty sở hữu hệ thống kho bãi quy mô trên 500 m2 với tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nhiệt độ và độ ẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Achaupharm đã đạt chứng nhận 7 dây chuyền sản xuất thuốc thú y tiêu chuẩn GMP-WHO, với 4 phân xưởng bao gồm: Bột và viên, tiêm và dây chuyền thuốc uống non-betalactam, beta-lactam, môi trường, cùng hơn 200 nhân sự đang vận hành và tham gia sản xuất.
Ông Nguyễn Hiếu Nghĩa, Tổng Giám đốc công ty Achaupharm
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Hiếu Nghĩa, Tổng Giám đốc công ty Achaupharm cho biết, Achaupharm đã nỗ lực không ngừng nghỉ để mang đến thị trường những sản phẩm chất lượng, hiệu quả nhất, giúp người chăn nuôi giải quyết được những trăn trở, khó khăn và nhằm tăng lợi nhuận, qua đó góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày một phát triển hơn nữa.
“Achaupharm đã mạnh dạn đầu tư và nâng cấp dây chuyền sản xuất hiện đại, phòng kiểm nghiệm công nghệ cao như một số máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… nhằm tăng thêm sản lượng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, đồng hành cùng chúng tôi trong chặng đường 10 năm xuất khẩu, không thể không kể đến sự đồng lòng, nỗ lực hết mình của đội ngũ nhân sự với hơn 200 thành viên và sự hỗ trợ nhiệt tình từ các thầy cô cố vấn, cũng như sự tin tưởng, ủng hộ của các lãnh đạo Bộ, Cục, TP. Cần Thơ, các Hiệp hội chăn nuôi thú y, thủy sản và khách hàng trong và ngoài nước”, ông Nguyễn Hiếu Nghĩa chia sẻ.
Đến doanh nghiệp xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ
Không dừng lại ở thị trường nội địa, Achaupharm từng bước mở rộng thị trường, cắm cờ Việt Nam trên các lục địa thông qua hoạt động hội chợ triển lãm quốc tế, kết nối tham tán quốc tế tại các quốc gia sở tại. Với sự đầu tư nghiêm túc và chất lượng, sản phẩm của Achaupharm đã đạt được những yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, từ đó từng bước chinh phục các thị trường tiềm năng này.
Nhờ những nỗ lực của mình, đến nay Achaupharm đã xuất khẩu sản phẩm sang hơn 40 quốc gia với nhiều sản phẩm được sử dụng rộng rãi. Achaupharm đã thành công vượt qua các kỳ kiểm định trực tiếp tại nhà máy để đạt được các chứng nhận xuất khẩu bởi các quốc gia như: Syria, Iraq, Tanzania, Ethiopia, Hàn Quốc, Jordan, UAE, Malaysia, KSA, Kenya, Algeria… Doanh số trung bình hàng năm của doanh nghiệp tăng trưởng 40% so với cùng kì.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Phát biểu chúc mừng tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao những thành tựu đạt được của Achaupharm trong suốt thời gian qua. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, cả nước hiện có khoảng 90 nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt chuẩn GPM, xuất khẩu sang 46 quốc gia, đem về giá trị hơn 200 triệu USD.
“Những đóng góp của Achaupharm giữ vai trò quan trọng để góp phần đạt thành tựu trên. Với sự đầu tư máy móc nhà xưởng sản xuất chuẩn GPM, đội ngũ nhân viên chất lượng cao, dày dặn kinh nghiệm, đây là một mô hình sản xuất chuẩn quốc tế, doanh nghiệp đã có sự kết nối với các thầy cô của các trường Đại học tham gia vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất. Hệ thống sản phẩm của Achaupharm đa dạng và phong phú với 287 sản phẩm thuốc thú y, 49 sản phẩm dinh dưỡng chăn nuôi, 42 sản phẩm dinh dưỡng thủy sản, phủ rộng tại 63 tỉnh thành trên cả nước, với các đại lý, khách hàng là các nhà chăn nuôi, các doanh nghiệp, tập đoàn chăn nuôi lớn như BaF, CJ, NewHope… Bên cạnh đó, sản phẩm của Achaupharm được xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia, phủ sóng hầu hết các thị trường xuất khẩu thuốc thú y Việt Nam”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết thêm.
Ông Dương Tấn Hiển, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Cần Thơ
Cũng tại sự kiện, ông Dương Tấn Hiển, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Cần Thơ, đã ghi nhận và biểu dương những thành tựu đóng góp của Achaupharm với quận Cái Răng nói riêng, TP. Cần Thơ nói chung.
“Tôi đặc biệt ấn tượng với chỉ số phát triển của Achaupharm khi chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, công ty đã đạt tổng doanh thu bằng với cả năm 2023. Như vậy, dự kiến cuối năm 2024, doanh thu của doanh nghiệp ước tăng 200%, đưa tỷ trọng xuất khẩu đạt 65% doanh thu”, ông Dương Tấn Hiển nhấn mạnh.
Cũng theo ông Dương Tấn Hiển, bên cạnh kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh, Achaupharm luôn dành sự quan tâm đến những hoàn cảnh khó khăn, thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội trên địa bàn của TP. Cần Thơ cũng như quận Cái Răng thông qua các sự kiện như trao quỹ học bổng khuyến học, chương trình hạt gạo tình nghĩa, hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các hoàn cảnh khó khăn…
Cũng nhân dịp kỷ niệm dấu mốc quan trọng này, Achaupharm đã nhận được bằng khen là doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh đóng góp chi địa phương và xã hội của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); bằng khen của Hội Chăn nuôi Việt Nam cho doanh nghiệp có thành tích xuất sắc đóng góp xây dựng, phát triển Hội và chăn nuôi Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam trao tặng bằng khen cho đại diện Achaupharm
Đặc biệt, sự kiện lần này cũng đánh dấu đơn hàng xuất khẩu thứ 500 của Achaupharm sang thị trường Trung Đông. Nhân dịp này, các đại biểu và đại diện Achaupharm đã thực hiện nghi thức ấn nút xuất container. Sự kiện sẽ là một dấu mốc đặc biệt để Achaupharm tiếp tục nỗ lực và chinh phục những cột mốc sản lượng xuất khẩu tiếp theo trong tương lai.
Các đại biểu cùng lãnh đạo công ty Achaupharm thực hiện nghi lễ xuất khẩu lô container thứ 500 sang thị trường Trung Đông
10 năm, là hành trình đầy tự hào khi Achaupharm đã có những đóng góp tích cực vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung và lĩnh vực ngành chăn nuôi thú y thủy sản nói riêng, góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng. Để có được những thành tựu ấy, Achaupharm đã tập trung nguồn lực vào nguồn nguyên liệu và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thị trường Việt Nam lẫn quốc tế. Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, cung cấp những sản phẩm tốt nhất, hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước và quốc tế phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.
Phạm Huệ
- achaupharm li>
- Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất