[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sự phát triển của ngành chăn nuôi trong những năm qua có đóng góp vô cùng to lớn của ngành sản xuất, kinh doanh thuốc thú y. Việc sản xuất thuốc thú y cần phải áp dụng thực hành tốt GMP mới bảo đảm chất lượng thuốc và cạnh tranh lành mạnh. Song, có một thực tế, tiêu chuẩn GMP dường như mới chỉ bắt đầu?
Nghìn tỷ chi cho thuốc thú y
Theo nhiều chuyên gia về chăn nuôi, chi phí thuốc thú y ở nước ta cao, chiếm 7-10% giá thành chăn nuôi, trong khi các nước khác cao nhất chỉ 2-5%. Nguyên nhân do quản lý dịch bệnh ở nước ta chưa chú ý đến phòng nhiều mà chỉ chú ý đến chữa khi gia súc, gia cầm đã mắc bệnh.
Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam (SCAP) công bố năm 2015: Tổng giá trị thị trường thuốc thú y Việt Nam (bao gồm thuốc vắcxin, các loại hóa chất, chế phẩm sinh học…) sử dụng trong chăn nuôi vào khoảng 3.280 tỷ đồng, trong đó thuốc thú y cho gia cầm khoảng 920 tỷ, cho lợn khoảng 2.140 tỷ và cho bò khoảng 220 tỷ. Tới nay, con số này chắc chắn còn cao hơn rất nhiều.
Theo Cục Thú y, hiện nay nước ta có 61 công ty thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP để sản xuất thuốc. Cùng với đó là hơn 11.000 sản phẩm thuốc thú y được cấp phép lưu hành, trong đó gần 4.000 sản phẩm thuốc thú y nhập khẩu. Thuốc thú y Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 40 nước với kim ngạch thu về trung bình hằng năm hơn 20 triệu USD.
Nước ta hiện có 07 nhà máy sản xuất vắcxin đó là: Navetco, Phân viện miền Trung, Vetphaco, Han vet, RTD, Marphavet, Kyotony. Mỗi năm Việt Nam sản xuất được 1,5 triệu USD vắcxin cúm gia cầm và nhập khẩu 2,5 triệu USD vắcxin này. Đối với vắcxin tai xanh, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu 16 triệu USD và sản xuất 2,8 triệu USD. Còn bệnh dịch lở mồm long móng, chúng ta nhập khẩu 10 triệu USD và dự kiến cuối năm 2017, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất ra vắcxin lở mồm long móng và bán ra thị trường, qua đó giảm thiểu việc nhập khẩu vắcxin, giảm giá thành chăn nuôi.
Cục Thú y cũng đánh giá: Việc sản xuất thuốc thú y cần phải áp dụng thực hành tốt GMP mới bảo đảm chất lượng và cạnh tranh lành mạnh; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty sản xuất thuốc thú y phát triển, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Doanh nghiệp thuốc thú y nước ngoài giới thiệu sản phẩm tại Việt Nam
GMP nhà máy thuốc: Doanh nghiệp nội thua?
Song, theo ông Nguyễn Hữu Vũ – Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Công ty Hanvet: Trong lĩnh vực thú y, doanh nghiệp (DN) nội khó khăn đủ đường. Để đạt chuẩn GMP WHO, đa số các DN phải tự bỏ vốn đầu tư, mỗi nhà máy đạt chuẩn phải bỏ từ 50 – 100 tỉ đồng, khấu hao trong thời gian 15 năm. Trong đó, đa số DN trong nước phải đi vay. Vốn ít, DN phải co kéo để đầu tư, do đó không có tiền để làm tiếp thị, xây dựng thương hiệu. Trong khi đó, sản phẩm của DN nước ngoài lợi thế hơn rất nhiều, họ chỉ làm thương mại nên sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để quảng bá sản phẩm, cộng thêm tâm lý chuộng hàng ngoại của người chăn nuôi đã tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng nhập khẩu.
Cùng nói về vấn đề này, ông Hoàng Triều – Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh và Sản xuất thuốc thú y Việt Nam chia sẻ: Các doanh nghiệp thuốc thú y phải định thời gian khấu hao nên giá thuốc bị đội lên gấp 3-4 lần so với chưa GMP.
Hiện nay, thuốc thú y của nước ngoài đã GMP trước đó nên họ bán giá thành cạnh tranh hơn. Thị trường thuốc thú y nay chỉ còn là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh.
Một thực tế khác theo ông Hoàng Triều, đó là các đại lý không niêm yết giá thuốc. Ông so sánh, nếu như thuốc dành cho người thì có công bố giá nhưng thuốc thú y lại không, đó là sai luật và ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Điều này khiến người bán hàng tùy tiện bán giá thuốc. Cái khó nữa nảy sinh đó là cơ quan chức năng không nắm được giá thành của từng đơn vị sản xuất, người chăn nuôi cũng lâm vào thế bị động.
Đại diện của Công ty TNHH SX-TM Thuốc thú y – Thủy sản Mebipha từng cho rằng, người chăn nuôi hiện nay vô cùng khó khăn khi phải chi phí quá nhiều cho thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y khiến lợi nhuận giảm sâu. Các DN có tiềm lực tài chính lớn thường dùng nhiều phương thức để chào bán sản phẩm như tổ chức các chương trình hội thảo, quảng cáo sản phẩm, khuyến mãi, đặc biệt là chiết khấu hoa hồng rất “đậm” cho các đại lý – có khi lên tới 30%. Khoản hoa hồng này không ai khác chính người nông dân phải oằn lưng gánh chịu.
Một thực tế nữa từng được TS. Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam chỉ ra đó là, hầu hết người chăn nuôi cho rằng việc được tiêm phòng và cung cấp thuốc tiêu độc khử trùng miễn phí rất khó, có khi phải có mối quan hệ quen biết. Chính vì vậy, khi có nhu cầu tiêm vắc xin hay mua hóa chất tiêu độc khử trùng thậm chí là chẩn đoán bệnh cho vật nuôi, người chăn nuôi thường tìm đến các đại lý thuốc thú y trên địa bàn để mua vắc xin, hay các loại hóa chất tiêu độc khử trùng hơn là liên hệ với cơ quan thú y.
Việc mất cân bằng về thông tin giữa người chăn nuôi và các đơn vị cung cấp thuốc thú y làm cho người nông dân có xu hướng dễ gặp rủi ro. Lợi thế của hệ thống đại lý thuốc thú y là số lượng lớn có mặt tại hầu hết các khu vực có hoạt động chăn nuôi. Song, các đại lý này hoạt động với mục đích chính là bán hàng và lợi nhuận chứ không phải là đảm bảo chất lượng sản phẩm khi có rủi ro như dịch bệnh xảy ra.
GMP chưa tới cửa hàng
Nói thêm về GMP, ông Hoàng Triều nhấn mạnh: “GMP chỉ mới đi được một nửa kế hoạch mà thôi, chúng ta đã GMP được các nhà máy sản xuất nhưng còn chưa GMP trong quá trình vận chuyển và các đại lý”.
Ông Triều cũng chỉ ra, thuốc được sản xuất ra từ các nhà máy thì rất tốt nhưng điều kiện bảo quản tại các đại lý bán lẻ không tốt, nên sau một thời gian ngắn nhất là mùa nóng nên thuốc không còn đạt chuẩn GMP như công bố trên nhãn nữa. Theo đó, điều kiện bảo quản thuốc cũng “lỏng” hơn. Các cửa hàng chỉ bị yêu cầu bảo quản thuốc trong điều kiện thoáng mát, diện tích cửa hàng trên 10 m2. Tuy nhiên, điều đáng nói là mặc dù quy định đã dễ như vậy nhưng nhiều cửa hàng vẫn không đáp ứng được. Do vậy, việc thực hiện GMP trong thuốc thú y mới chỉ là nửa chừng.
Thuốc hỏng, nếu là thuốc chữa bệnh thì gia súc, gia cầm sẽ không khỏi bệnh, còn vacxin hỏng thì sẽ là con dao hai lưỡi. Lý do là khi tiêm vacxin cho vật nuôi rồi, chúng ta yên tâm vật nuôi đã được miễn dịch. Tuy nhiên, vì được tiêm vắcxin hỏng nên con vật đó chưa miễn dịch được và vẫn mắc bệnh. Thực tế cho thấy, vắcxin cúm A/H5N1 nhập từ nước ngoài, chất lượng thì rất tốt, nhưng khi tiêm xong, gia cầm vẫn bị mắc bệnh, nguyên nhân là do chúng ta bảo quản không tốt.
Cần làm gì?
Ông Hoàng Triều đề nghị: “Theo tôi, việc quan trọng nhất phải quản lý thật chặt về điều kiện bảo quản, chất lượng thuốc tại các đại lý, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y”. Theo đó, trong vòng 5 năm tới cần GMP vận chuyển đi trên đường, đến tận cửa hàng với những yêu cầu cần thiết như: diện tích, điều hòa, giá kệ, niêm yết giá cả và trình độ quy định trong Luật Thú y cho người bán thuốc. Phòng bảo quản thuốc phải có điều hòa nhiệt độ, để giữ nhiệt độ phòng ở mức 200C, tối đa là 250C. Tóm lại, hầu hết các loại thuốc để càng mát càng tốt, riêng vắcxin thì phải được bảo quản trong tủ lạnh 2 – 40C, có loại phải để trong ngăn đá.
Ông chỉ ra rằng, nhiều đại lý không có cán bộ là trung cấp thú y, chỉ cần người bán thuốc chỉ dẫn sai thì coi như người chăn nuôi lãnh đủ.
Vậy, người chăn nuôi cần làm gì để tiết kiệm chi phí thuốc thú y mà vẫn đảm bảo hiệu quả chăn nuôi? Theo ông Hoàng Triều: người chăn nuôi cần thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Hiện nay, các địa phương đều có quy trình bảo đảm an toàn dịch bệnh, và người dân cần phải được tiến hành theo quy trình. Ví dụ, lợn phải được tiêm vắcxin dịch tả đầu tiên, với vịt là vắcxin dịch tả và cúm… Người dân đã tương đối hiểu về cách phòng chống dịch, nhưng tôi vẫn khuyến cáo, việc tiêm vắcxin phải được tiến hành cẩn thận và vắcxin phải được bảo quản tốt.
Ông Hoàng Triều cũng mong muốn, những đơn vị nước ngoài có tiềm lực về công nghệ, kinh nghiệm và tài chính sang Việt Nam đầu tư sản xuất để hạ giá thành thuốc thú y và vắcxin, giúp người chăn nuôi yên tâm sản xuất và mang lại hiệu quả.
Nguyễn Huệ
Trong tháng 2/2017, trong chuyến thăm một doanh nghiệp thuốc thú y, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cho rằng: Do Việt Nam chưa sản xuất được vắcxin nên tình hình dịch bệnh không ổn định, giá thành sản phẩm cao và chất lượng sản phẩm khó đảm bảo. Chính vì thế, trong 2 năm qua, Bộ đã tập trung dồn sức vào để Việt Nam có thể chủ động sản xuất được vắcxin. “Việt Nam là nước nông nghiệp, trong đó có hai thế mạnh về thủy sản và chăn nuôi. Đã chăn nuôi thì không có lý do gì không phòng bệnh. Một nước nông nghiệp mà đi lệ thuộc hết vắcxin nhập khẩu? Do đó, các doanh nghiệp cần tập trung chăm lo nhiều ở khu vực này, để không chỉ đáp ứng cho sức sản xuất của 6 triệu tấn thịt Việt Nam mà tiến tới phải xuất khẩu được vắcxin.” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
- thuốc thú y li>
- chuẩn gmp li> ul>
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất