Thừa nhận việc truy xuất nguồn gốc thịt heo còn nhiều khó khăn, lãnh đạo TP.HCM chấp nhận để thương lái tạm thời đeo vòng nhân diện cho heo. Đây là thông tin do đại diện Sở Công thương TPHCM cho biết buổi họp báo quý I chiều ngày 3/4.
Thông tin thương lái “được” đeo vòng cho heo khiến người tiêu dùng lo lắng.
Từ ngày 1/3, Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo đã được chính thức triển khai tại 2 chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn (chiếm khoảng 70-80% sản lượng thịt cung ứng cho TP). Đến thời điểm hiện tại, đã có 713 cơ sở chăn nuôi đăng ký tham gia, 56 cơ sở thực hiện kích hoạt thông tin, 385 cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống phân phối hiện đại tham gia đề án. TPHCM cũng đã phối hợp với các tỉnh thành thực hiện đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo. Tổng cơ sở chăn nuôi đăng ký tham gia là 700, trong đó Đồng Nai có số lượng nhiều nhất. Tuy nhiên, chỉ mới có 99 cơ sở kích hoạt vòng nhận diện để truy xuất con heo.
Theo Sở Công thương TP.HCM, số lượng đăng ký hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của Ban quản lý đề án. Do đó, hàng tuần Sở đều tổ chức tập huấn, huấn luyện các hộ chăn nuôi cách thức đăng ký tham gia, đeo vòng và kích hoạt vòng nhận diện cho heo… Tuy nhiên, ông Nguyễn Nguyên Phương – Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công thương TPHCM thừa nhận: “Việc truy xuất hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, người chăn nuôi cũng chưa biết cách truy xuất đeo vòng nên lãnh đạo TP chấp nhận để thương lái đeo vòng nhận diện cho heo, nhưng phải khai thông tin mua heo từ trại nào. Khi nào hệ thống quản lý hoàn thiện, người chăn nuôi đã được phổ biến, hướng dẫn mọi cách thức cũng như quy trình kích hoạt vòng đeo, họ sẽ phải là người thực hiện khâu đeo vòng nhận diện cho heo chứ không phải để thương lái đeo như hiện nay. TP.HCM cũng sẽ hỗ trợ 50% chi phí mua vòng cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong tháng đầu tiên”.
Cũng theo Sở này, số lượng thịt heo bán ra vẫn duy trì nhưng số lượng người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc thịt giảm xuống. Có thể lúc đầu do người tiêu dùng tò mò đã dùng máy quét hoặc điện thoại thông minh thử nghiệm. Sau một thời gian, họ yên tâm hơn nên không truy xuất nguồn gốc.
Dự kiến, trong thời gian ba tháng nữa, TPHCM sẽ tiến hành truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng gia cầm.
Uyên Phương
Nguồn: báo Tiền Phong
- kỹ thuật chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- tình hình chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- thực phẩm hữu cơ li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- giá lợn hơi hôm nay li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- tin tức chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi gia súc li>
- vietgap li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà lôi li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi bò li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- truy xuất nguồn heo li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- giá thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất