Các cử tri Thụy Sĩ vừa đưa ra một cuộc trưng cầu ý dân về việc thắt chặt quyền phúc lợi của các loại gia súc, gia cầm. Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Các nhà hoạt động môi trường khẳng định, giải pháp ngừng canh tác công nghiệp là cách duy nhất để cứu hành tinh khỏi tình trạng biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chính phủ cho rằng, điều này sẽ vi phạm các hiệp định thương mại, tăng chi phí đầu tư và vận hành, đồng thời tăng giá lương thực.
Chị ALEXANDRA GAVILANO, Chuyên gia về thực phẩm bền vững của tổ chức Hòa Bình Xanh, Thụy Sĩ: “Hơn 90% số gà này không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, đây vốn là cách thức chăn nuôi công nghiệp thông thường. Chúng ta cần phải thay đổi, phải dựa vào thực vật nhiều hơn, để hướng tới một hệ thống lương thực bền vững hơn.”
Nhiều chuyên gia cho biết, Thụy Sĩ cần phải chủ động đi trước trong việc thúc đẩy canh tác bền vững, nhằm khuyến khích những quốc gia khác cùng tham gia. Tuy nhiên, quan điểm này đã vấp phải không ít ý kiến trái chiều từ phía những người nông dân.
Ông DANIEL WUERGLER, Chủ trang trại sản xuất trứng Gallipool Frasses, Thụy Sĩ: “Số lượng gia cầm không phải vấn đề, quan trọng là chủ trang trại. Dù có 2 nghìn, hay 18 nghìn con gà mái, chúng tôi vẫn có thể làm tốt. Do vậy, đối với tôi, sáng kiến này hoàn toàn vô dụng.”
Nếu dự luật này được thông qua, việc thắt chặt quy định sẽ được áp dụng với không chỉ gia súc, gia cầm trong nước, mà còn cả với những mặt hàng nông trại xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, theo khảo sát, số phiếu phản đối việc chăn nuôi công nghiệp đang không chiếm ưu thế, do vẫn còn nhiều nông dân ủng hộ phương pháp chăn nuôi hiện hành./.
Thực hiện : Mạnh Tùng
Nguồn: Quốc hội TV
- chăn nuôi công nghiệp li>
- thụy sĩ li> ul>
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất