HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công là đơn vị đầu tiên của tỉnh Tiền Giang xây dựng thành công mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, với sản phẩm gà ta Gò Công – giống gà đặc sản của địa phương.
Tại hội nghị công bố kết quả đánh giá và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Tiền Giang vào tháng 1/2020 vừa qua, sản phẩm gà ta Gò Công của HTX đã được cấp chứng nhận OCOP hạng 5 sao.
Trở thành đặc sản
HTX Chăn nuôi và Thuỷ sản Gò Công chính thức đi vào hoạt động năm 2007, với 19 thành viên. Đến nay, sau gần 13 năm hoạt động, HTX đã có hơn 50 thành viên với đàn gà thường xuyên nuôi trên 130.000 con.
Trang trại chăn nuôi gà tại thị xã Gò Công của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Sương, thành viên HTX Chăn nuôi và Thuỷ sản Gò Công có quy mô chăn nuôi 10.000 con gà theo mô hình VietGAP. Bà Sương cho biết, nuôi tại đây là giống gà ta đặc sản của Gò Công, nổi tiếng bởi thịt chắc, thơm ngon, trứng có tỷ lệ lòng đỏ cao.
Gà ta Gò Công nổi tiếng bởi thịt chắc, thơm ngon, trứng có tỷ lệ lòng đỏ cao. Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Ngọc Sương – người mặc áo màu vàng, giới thiệu về sản phẩm gà ta Gò Công
Giống này được kỹ sư Nguyễn Quốc Kiệt (Giám đốc HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công) lai tạo thành công từ giống gà ta lông vàng với giống gà chọi Gò Công, sau đó lai tiếp với gà Rode Island Red (được nhập về từ nước Anh). Với ưu điểm khỏe mạnh, dễ nuôi, mau lớn, kháng bệnh cao, thịt thơm ngon, tăng trọng khá, năng suất đẻ cao, giống gà ta Gò Công của HTX đã được các cơ quan chuyên môn của tỉnh Tiền Giang kiểm tra, đánh giá và công nhận là giống mới có chất lượng, quản lý tốt và việc truy xuất nguồn gốc hết sức nghiêm ngặt.
Năm 2008, kỹ sư Nguyễn Quốc Kiệt đã gửi giống gà mới lai tạo này tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang và được trao giải cao. Sau đó, HTX Chăn nuôi và Thuỷ sản Gò Công đã tiến hành đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền “Gà ta Gò Công” vào năm 2014.
Bà Sương cho hay, hiện toàn bộ đầu ra của gia đình bà cũng như mọi hộ thành viên được HTX bao tiêu sản phẩm với giá từ 55-70 nghìn đồng/kg. Mỗi năm, gia đình bà Sương xuất chuồng 4 lứa gà, mỗi lứa 8.000-10.000 con, thu lãi ròng từ 400 – 600 triệu đồng.
Từ năm 2013, HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công bắt đầu chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ sang mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị. HTXchịu trách nhiệm chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn theo tiêu chí VietGAP, cung cấp thức ăn, thuốc thú y thủy sản và thu hồi tiền đầu tư sau khi thành viên đã bán sản phẩm của mình. Mô hình chăn nuôi gà ta Gò Công của HTXđã được Trung tâm Chất lượng nông – lâm – thủy sản vùng 4 (Cục Quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản, Bộ NN&PTNT) cấp giấy chứng nhận VietGAP. Đây cũng là mô hình chăn nuôi gà đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt chứng nhận này.
Tuân thủ 31 tiêu chí VietGAP
Ông Nguyễn Quốc Kiệt, Giám đốc HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công cho biết, thành viên của HTX phải thực hiện đạt 31 tiêu chí đề ra như: nuôi gà theo quy chuẩn từ chuồng trại đến thức ăn, nước uống phải đạt an toàn sinh học, có ghi chép nhật ký, truy nguyên được nguồn gốc xuất xứ…
Chăn nuôi VietGAP tuân thủ 31 tiêu chí
Đầu tiên, chuồng trại nuôi gà phải cao, thông thoáng. Người dân nghĩ ra cách để phía dưới nền chuồng một lớp nhựa để chống ẩm và giữ chuồng khô ráo trong mùa mưa, giảm bệnh tật cho gà. Đàn gà phải được tiêm phòng vắc xin kết hợp đầy đủ, ghi chép nhật ký từ ngày bắt đầu nuôi đến khi xuất chuồng, truy xuất nguồn gốc của từng con gà…
Thức ăn cho gà phải đảm bảo đúng tỷ lệ và phù hợp với từng thời kỳ phát triển của gà: 2 tháng đầu tiên, gà được cung cấp cám hạt để có đủ chất; trong 2 tháng tiếp theo, lượng cám giảm chỉ còn 50%, bắp chiếm 40% và bổ sung 10% cỏ. Ngoài ra, nước uống phải là nước sạch có pha men vi sinh. Loại men này có tác dụng hỗ trợ hấp thu thức ăn, giảm mùi hôi của phân thải, do đó ít ảnh hưởng đến môi trường.
Thời gian nuôi từ 100 – 120 ngày xuất chuồng nhằm bảo đảm chất lượng thịt ngon nhất.
Hiện nay, HTX có tổng đàn gà thịt trên 130.000 con, trung bình mỗi tháng cung ứng ra thị trường 20.000 – 25.000 con gà thịt. Nhiều năm nay, HTX được Công ty San Hà, Công ty Phạm Tôn ở TP Hồ Chí Minh hợp đồng bao tiêu bình quân 7.000 con gà ta Gò Công thịt mỗi ngày. HTX cũng đã và đang xuất khẩu sản phẩm gà ta Gò Công sang thị trường Campuchia. Ngoài ra, còn có rất nhiều công ty, xí nghiệp, nhà hàng trong, ngoài tỉnh, thậm chí ngoài nước liên tục đặt hàng của HTX. Ngoài nguồn thu từ gà thịt, HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công còn sản xuất gà giống để cung ứng cho đầu mối ở các tỉnh với sản lượng hàng ngàn con mỗi tuần.
Dù số lượng gà thịt của HTX tăng liên tục nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để đáp ứng các đơn đặt hàng ngày càng tăng, HTX không chỉ liên kết các hộ thành viên tại thị xã Gò Công, mà liên tục mở rộng địa bàn hoạt động và quy mô chăn nuôi ra các xã, huyện lân cận: Tân Trung, Bình Đông, Bình Xuân, Long Chánh…
Ông Kiệt chia sẻ: “Bình quân nuôi 1.000 con/lứa, thành viên lãi trên 20 triệu đồng. Hiện, tổng thu nhập mỗi năm của tất cả thànhviên toàn HTX ước tính khoảng 15-17 tỷ đồng. Khi HTX mới ra đời, 100% hộthànhviên đều rất nghèo, phải vay vốn đầu tư chăn nuôi. Đến nay, 80%thànhviên trong HTX đã trở thành hộ khá giàu, có thu nhập từ 200 triệu đồng/hộ/năm trở lên; 20% còn lại có cuộc sống ổn định với thu nhập 70-150 triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Quốc Kiệt, Giám đốc HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công (người mặc áo phông ngắn tay sọc ngang) trả lời phỏng vấn.
Vào ngày 15/1 vừa qua, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị công bố kết quả đánh giá và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Tiền Giang. Tại đây, sản phẩm gà ta Gò Công của HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công đã được cấp chứng nhận OCOP hạng 5 sao.
Với chất lượng sản phẩm đảm bảo và thương hiệu độc quyền đã được khẳng định, sản phẩm gà ta Gò Công của HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công đã giành được nhiều giải thưởng uy tín, điển hình như: được Bộ KH&CN tặng giải thưởng “Giải vàng thương hiệu thực phẩm chất lượng an toàn Việt Nam”, “Cúp Vàng top 500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam hội nhập WTO”; Top 100 sản phẩm ưu tú hội nhập WTO liên tục từ năm 2010 đến nay; Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2017… Ngoài ra, gà ta Gò Công còn được công nhận Thương hiệu xanh phát triển cùng nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý khác.
Chu Khôi
Nguồn: Thời báo Kinh doanh
- chuỗi giá trị li>
- chăn nuôi theo chuỗi giá trị li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất