Được sự giới thiệu của Chủ tịch UBND xã Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), chúng tôi đến tìm hiểu mô hình nuôi vịt trời kết hợp với vịt xiêm Pháp của anh Nguyễn Hùng Sơn, ấp Tân Lập, xã Long Phú (Long Phú). Mô hình này bước đầu cho hiệu quả khả quan.
Theo quan sát, sở dĩ anh Sơn nuôi vịt trời thành công bởi anh có quỹ đất rộng lớn, với hơn 2.000m2, có ao để vịt tha hồ bơi lội. Ra phía sau nhà, chúng tôi thấy cả đàn vịt gần 40 con cắm đầu xuống tấm bạt nilông để tranh ăn, tuyệt nhiên không có tiếng kêu la, ăn xong chúng nhảy ào xuống ao cạnh chuồng để uống nước và bơi lội. Còn phía trên bờ, đàn vịt xiêm Pháp vẫn tranh nhau ăn.
“Tôi cũng chỉ mới nuôi khoảng 5 năm nay. Trước đây, nuôi vịt xiêm và vịt siêu thịt nhưng thấy hiệu quả không cao nên tôi chuyển đổi sang nuôi vịt xiêm Pháp, có tầm vóc to lớn, thịt nhiều phù hợp nuôi bán thịt, mỗi năm lời khoảng 32 triệu đồng. So với vịt truyền thống, việc nuôi vịt xiêm Pháp cần phải có tay nghề, am hiểu tập tính giống vịt thì mới có thể thành công” – anh Sơn tâm tình.
Anh Nguyễn Hùng Sơn, ấp Tân Lập, xã Long Phú (Long Phú) khoe đàn vịt trời cho thu nhập khá.
Riêng về con vịt trời, anh Sơn cho biết: “Với 200 con vịt trời nhận về, tôi áp dụng quy trình nuôi tương tự vịt xiêm Pháp bằng cách ủ ấm vịt và làm chuồng khép kín, tiêm phòng vắc xin theo đúng định kỳ, vịt phải nuôi nhốt trên khô tầm 1 tháng, khi có đầy đủ lông mới cho xuống nước”. Theo anh Sơn, nếu để vịt xuống nước sớm, do vịt còn nhỏ, lông chưa đầy đủ ngấm nước dễ nhiễm bệnh, rất khó phòng trị. Riêng về thức ăn cho vịt, lúc nhỏ cho vịt ăn thức ăn, khi vịt qua 1 tháng tuổi bắt đầu cho ăn lúa và bổ sung thêm một số loại rau như: rau muống, lục bình… Nhờ áp dụng cách nuôi vịt như trên, nên đàn vịt trời 200 con xuất bán không bị hao hụt, 70 ngày nuôi, vịt đạt trọng lượng 1,2kg, vịt bán theo hình thức nguyên con, giá bán 120.000 đồng/con. Anh Sơn bán được 140 con, trừ chi phí lợi nhuận 3,5 triệu đồng, số vịt còn lại để làm giống sinh sản để nuôi tiếp vụ sau.
Anh Sơn dự kiến sẽ tiếp tục mua thêm 200 con vịt trời nuôi thịt để có thêm kinh nghiệm. Từ đó sẽ nhân rộng mô hình bằng cách tự nuôi vịt sinh sản bán vịt con và hướng người dân gầy dựng đàn vịt tại địa phương với số lượng lớn, rồi tìm kiếm nơi tiêu thụ ổn định và tiến tới thành lập tổ hợp tác và hợp tác xã khi đã có đàn vịt lớn nhằm tạo “điểm nhấn” của địa phương trong việc nuôi vịt trời.
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Phú Lâm Văn Vũ cho biết: “Trong năm 2018, đơn vị đã xây dựng 14 mô hình sản xuất chuyển giao đến hộ dân nhằm nhân rộng và để người dân học hỏi áp dụng thực hiện, điển hình như: mô hình nuôi gà thả vườn bằng đệm lót sinh học, trồng màu trong nhà lưới, đặc biệt có mô hình mới là nuôi vịt trời tại hộ anh Nguyễn Hùng Sơn, bước đầu đã đem lại kết quả khả quan. Người dân địa phương và một số xã khác rất thích con vịt trời, bởi qua tìm hiểu, đàn vịt trời gần thiên nhiên, thích ứng tốt với điều kiện khí hậu địa phương và thức ăn của vịt cũng dễ tìm như các loại cá, ốc, lục bình… đều có sẵn tại các ao hồ, vịt nuôi ít dịch bệnh, chỉ cần tiêm vắc xin đúng liều lượng là yên tâm, vịt phát triển tốt đến lúc xuất chuồng”.
Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng tới, huyện sẽ nhân rộng mô hình ra cho hộ dân trên địa bàn, nếu hộ dân có nhu cầu sẽ hướng hộ dân tại khu vực gần hộ anh Sơn nuôi vịt trời để thành lập tổ hợp tác nhằm có số lượng đàn vịt ổn định cung ứng cho thị trường, vì thịt vịt trời rất được khách hàng ưa chuộng. Có số lượng vịt lớn thì việc liên kết đầu ra mới thuận tiện cũng như hộ dân có số vịt nuôi nhiều mới đảm bảo lợi nhuận sau vụ nuôi.
Thúy Liễu
Nguồn: Báo Sóc Trăng
- nuôi vịt trời li>
- nuôi ngan Pháp li>
- vịt xiêm Pháp li>
- vịt xiêm li>
- chăn nuôi vịt li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T2,18/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất