[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, xu hướng chăn nuôi thế giới là đảm bảo phúc lợi động vật (PLĐV) bằng cách chăn thả tự do và nuôi trong chuồng không lồng. Năm bắt xu hướng, việc mua bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng được phát triển, theo đó các doanh nghiệp thực phẩm sẽ chi trả tín chỉ trong trường hợp thu mua trứng không đủ như cam kết.
Ra mắt Ban Đối tác chăn nuôi không lồng nhốt (Cage-Free) tại Việt Nam
Chăn nuôi gà đẻ không lồng: Bước tiến mới của ngành chăn nuôi Việt Nam
Để đảm bảo chăn nuôi bền vững, cần có sự hài hòa giữa PLĐV, lợi nhuận, cộng đồng và môi trường. Ngành chăn nuôi Việt Nam muốn trở nên văn minh và tăng sức cạnh tranh với các nước trên thế giới phụ thuộc vào cách chúng ta đối xử với động vật. Hiện nay, PLĐV cũng là vấn đề được quan tâm toàn cầu, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp thực phẩm, chăn nuôi tham gia, tạo thị trường trứng gà cage-free sôi động. Tại châu Âu 20 năm qua, tỷ lệ sản xuất trứng gà cage-free tăng từ 10-50%. Ở Hoa Kỳ, trong 10 năm, tỷ lệ này tăng từ 4-30% và dự kiến vượt 50% năm 2025.
Chia sẻ về vấn đề này, một chuyên gia về lĩnh vực chăn nuôi cho biết: “Xu hướng chăn nuôi gà không nhốt lồng bắt nguồn từ Châu Âu. Từ năm 2012, cộng đồng chung Châu Âu đã đề ra luật cấm các trang trại trên toàn EU phát triển nuôi nhốt gà trong lồng truyền thống. Sau đó, quá trình này bắt đầu phát triển mạnh mẽ ra Hoa Kỳ và các nước trong khu vực Châu Á, điển hình như Malaysia, Indonesia, Philippines. Do đó, chúng ta phải chuyển đổi để phù hợp với xu thế chung cũng như mang lại cơ hội để vật nuôi được thể hiện bản năng tự nhiên nhất: được tắm bụi, đậu trên sào, được vận động, được nằm ổ đẻ từ đó mang lại giá trị cao hơn rất nhiều so với nuôi chuồng lồng”.
Nhằm thúc đẩy quá trình chăn nuôi gà từ nhốt lồng sang không nhốt lồng ở Việt Nam cũng như đóng góp vào xu thế chung trong khu vực, Công ty Global Food Partners (GFP) tiến hành ký kết hợp tác với Hợp tác xã Nguyễn Gia, hướng tới mục tiêu bán bán tín chỉ gà đẻ không lồng đầu tiên tại Việt Nam.
Đại diện các bên ký kết hợp tác nuôi gà không lồng
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Tuệ, chủ trang trại thuộc Hợp tác xã chăn nuôi Nguyễn Gia: “Tổng đàn giả hiện có của gia đình tôi đạt gần 50.000 con, trong đó đã chuyển đổi 20.000 con sang hình thức nuôi không lồng nhốt. Qua tìm hiểu tôi thấy đây là mô hình rất phù hợp với chăn nuôi tại Việt Nam góp phần làm tăng giá trị và ổn định đầu ra cho sản phẩm. Với sự hợp tác, hỗ trợ từ công GFP, nguồn cung cho nhu cầu sử dụng trứng không lồng nhốt luôn được đảm bảo. Đặc biệt, việc tham gia vào chương trình Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng của GFP chính là sự cam kết của chúng tôi về nâng cao phúc lợi động vật, phát triển bền vững trong tương lai.”
Tín chỉ gà đẻ không lồng (Impact Incentives) được GFP đưa ra lần đầu vào năm 2020. Đây là một loại giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, giúp các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và khách sạn bù đắp phần thiếu hụt so với mục tiêu cam kết. Giá cả tín chỉ do hai bên thỏa thuận, thường dựa trên mức giá chênh lệch giữa trứng bình thường và trứng từ gà không nhốt lồng. Phần tiền này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho quá trình sản xuất và chuyển đổi sang hệ thống không nhốt lồng của trang trại chăn nuôi.
Bà Elissa Lane, Giám đốc điều hành công ty Global Food Partners
“Sự hợp tác này nằm trong chương trình lớn của chúng tôi là “Tín chỉ gà đẻ không lồng”. Đây là chương trình hỗ trợ các trang trại về mặt tài chính, kỹ thuật để chuyển đổi sang mô hình nuôi nhốt không lồng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn Châu Á. Đồng thời, chương trình cũng hỗ trợ các chuỗi cung ứng, các nhà hàng, siêu thị khách sạn tìm kiếm và cung ứng nguồn trứng gà đẻ nhân đạo đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững”, bà Elissa Lane, Giám đốc điều hành công ty Global Food Partners, nhấn mạnh
Hiện nay, rất nhiều công ty và khách sạn lớn trên thế giới như Unilever hay Marriott đã đưa ra cam kết đến cuối 2025, toàn bộ trứng của họ tiêu thụ là trứng gà không nhốt lồng. Với xu thế này, đây là cơ hội tốt cho các trang trại để sản xuất trứng không lồng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng trên thế giới. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi sang mô hình mới, người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn và cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ. Đối với các đơn vị cung ứng thực phẩm, nhà hàng khách sạn họ cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các trang trại cung cấp nguồn trứng này.
“Để giải quyết khó khăn cho người chăn nuôi trong quá trình chuyển đổi và người cung ứng trong việc tìm kiếm nguồn cung thì công ty chúng tôi đã phát triển chương trình tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng. Các trang trại sau khi chuyển đổi sẽ đăng kí chứng nhận chăn nuôi gà nhân đạo từ bên thứ 3. Khi đạt được chứng nhận này các trang trại hoàn toàn bán được tín chỉ và tín chỉ này không có thời hạn. Cùng với đó, khi tham gia chương trình, các công ty về thực phẩm cũng sẽ có khả năng đạt được cam kết đảm bảo đáp ứng mục tiêu về tiêu thụ trứng không lồng”, ông Jayasimha Nuggehalli, CPO của Global Food Partners cho biết thêm.
Phương Nhung
Trang trại của ông Nguyễn Hữu Tuệ là đơn vị hợp tác dầu tiên của GFP tại Việt Nam. Công ty sẽ hỗ trợ về tài chính, kĩ thuật để trang trại ông Tuệ chuyển đổi, đạt được chứng chỉ chăn nuôi nhân đạo. Sự hợp tác này là nền tảng vững chắc góp phần nhân rộng mô hình chăn nuôi gà không lồng nhốt, đánh dấu bước đầu tiên trong hành trình hợp tác với trang trại tại Việt Nam. Đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi nhân đạo, đảm bảo phúc lợi động vật, hướng tới một ngành chăn nuôi bền vững tại thị trường Việt Nam.
- phúc lợi động vật li>
- chăn nuôi không lồng nhốt li>
- tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng li> ul>
- Cô gái trẻ nuôi gà mát tay
- Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP
- Việt Nam lần đầu bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
Tin mới nhất
T5,12/12/2024
- Tiên phong bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng tại Việt Nam
- Cô gái trẻ nuôi gà mát tay
- Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP
- Việt Nam lần đầu bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất