[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việc bổ sung protease phức hợp trong khẩu phần giảm dinh dưỡng được xây dựng trên các nguồn protein truyền thống hoặc thay thế đã giúp duy trì hiệu suất của gà thịt, giống như gà được cho ăn khẩu phần dinh dưỡng đầy đủ.
Đặt vấn đề
Giá cả và chất lượng không ổn định của các nguyên liệu chính cung cấp protein được sử dụng trong thức ăn gia cầm đang buộc các nhà sản xuất và nhà làm công thức thức ăn trên toàn thế giới phải sử dụng các loại nguyên liệu rẻ tiền hơn, tuy nhiên chúng lại kém tiêu hóa hơn, như bột thịt xương, bã cải đắng, bã hướng dương và một số loại khác. Những nguyên liệu thay thế này thường có đặc tính kém, hàm lượng axit amin mất cân bằng và có thể chứa một số chất kháng dinh dưỡng bị giới hạn sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
Do giá trị dinh dưỡng thấp (tỷ lệ tiêu hóa thấp, hàm lượng chất kháng dưỡng cao), nên các nguyên liệu thay thế này thường cho năng suất kém. Hiện nay, người ta sử dụng nhiều chiến lược khác nhau nhằm cải thiện chất lượng của các nguyên liệunàyvà làm giảm tác dụng phụ của chúng lên hiệu suất chăn nuôi như các hợp chất phytogen, men vi sinh, axit hữu cơ và enzyme.
Enzyme là một trong những giải pháp thường được sử dụng nhất hiện nay. Trong số các nhóm enzyme thì phytase, carbohydrase và protease được sử dụng để cải thiện khả năng tiêu hóa khoáng chất, năng lượng và protein của thức ăn.
Trong số các enzyme protease thương mại, hầu hết chúng là các protease đơn, biến đổi gen, cóthể hoặckhông thể được bảo vệ để tránh bịphá hủytrong quá trình sản xuất. Một số chúng ở dạng lỏng cho các ứng dụng sau ép viên. Một số enzyme đa thành phần có chứa protease cũng có sẵn và được sử dụng rộng rãi.
Trong nghiên cứu này, tác dụng của protease đa thành phần (Protease phức hợp–của Jefo Nutrition Inc., Canada) có nguồn gốc từ quá trình lên men vi khuẩn không biến đổi gen được đánh giá ở gà thịt trong hai khẩu phần ăn khác nhau. Một là khẩu phần dựa trên bắp – bã nành và một khẩu phần dựa trên bắp – nành – bột thịt xương.Protease phức hợp đã được sử dụng trên cả hai khẩu phần ăn này được điều chỉnh bằng cách gia tăng hàm lượng dinh dưỡng nhờ bổ sung protease Jefo.
Phương pháp
Tổng cộng có 1200 con gà trống (Ross 308) được lựa chọn ngẫu nhiên để nhận 1 trong 4 khẩu phần ăn thử nghiệm (Bảng 1 và 2) trong 35 ngày (10 lần lặp và 30 con cho mỗi lần lặp). Khẩu phần ăn của nhóm đối chứng dương (PC) (đầy đủ) được xây dựng dựa trên bắp – bã nành trong khi nhóm đối chứng âm (NC) (đầy đủ) cũng được xây dựng dựa trên bắp – bã nành nhưng một phần bã nành được thay thế bằng bã cải và bột thịtxương.
Cả hai nhóm đối chứng đều được xây dựng công thức để đáp ứng các khuyến nghị về dinh dưỡng cho Ross 308. Khi sử dụng protease Jefo để gia tăng giá trị dinh dưỡng, người ta xây dựng thêm 2khẩu phần bị làm giảmdinh dưỡng khác (từ 2 khẩu phần đối chứng âmvà đối chứng dương) nhưng có bổ sung protease phức hợpvới liều 125 g / tấn. Chi phí cho mỗi đơn vị/tấn thức ăn được tính dựa trên giá nguyên liệu thức ăn hiện có ở Thái Lan tại thời điểm nghiên cứu.
Các thông số được theo dõi là tăng trọng cơ thể (BWG), lượng thức ăn ăn vào (FI), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) ở 0-7, 0-17 và 0-35 ngày và chi phí thức ăn cho mỗi đơn vị trọng lượng. Vào cuối thử nghiệm, phân gà từ cả bốn nhóm nghiệm thức được thu thập để đánh giá tỷ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến (ATTD) của protein thô.
Bảng 1. Thành phần và phân tích dinh dưỡng được tính toán của khẩu phần gà con (0-17 ngày)
Nguyên liệu |
Nghiệm thức |
|||
PC (đầy đủ) |
PC (giảm + P) |
NC (đầy đủ) |
NC (giảm + P) |
|
Bắp |
52.47 |
55.83 |
52.88 |
56.25 |
Bã nành tách vỏ (48.6% CP) |
28.74 |
26.06 |
24.23 |
21.55 |
Nành nguyên béo (35.5% CP) |
12.00 |
12.00 |
12.00 |
12.00 |
Bã cải đắng (36.3% CP) |
– |
– |
3.00 |
3.00 |
Bột xương thịt (51.3% CP) |
– |
– |
2.00 |
2.00 |
Dầu nành |
2.30 |
1.51 |
2.29 |
1.50 |
MDCP (16.9% Ca, 21.6% P) |
2.06 |
2.07 |
1.47 |
1.48 |
Đá vôi (38.7% Ca) |
1.02 |
1.04 |
0.72 |
0.74 |
Muối |
0.32 |
0.32 |
0.29 |
0.29 |
Natri bicarbonate (27% Na) |
0.20 |
0.20 |
0.20 |
0.20 |
Choline chloride (60%) |
0.05 |
0.07 |
0.03 |
0.04 |
Premix |
0.20 |
0.20 |
0.20 |
0.20 |
L-lysine |
0.14 |
0.19 |
0.19 |
0.23 |
DL-methionine |
0.25 |
0.24 |
0.24 |
0.24 |
L-threonine |
– |
0.01 |
0.01 |
0.02 |
Pelex dry |
0.20 |
0.20 |
0.20 |
0.20 |
Salinomycin (12%) |
0.05 |
0.05 |
0.05 |
0.05 |
Jefo protease |
– |
0.0125 |
– |
0.0125 |
Tổng số |
100.00 |
100.00 |
100.00 |
100.00 |
Giá/tấn (USD) |
448.24 |
437.08 |
443.52 |
432.04 |
Phân tích tính toán (%) |
||||
ME (kcal/kg) |
3025 |
3025 |
3025 |
3025 |
Protein thô |
22.50 |
22.00 |
22.50 |
22.00 |
Calcium |
0.90 |
0.90 |
0.90 |
0.90 |
Phốt pho hữu dụng |
0.45 |
0.45 |
0.45 |
0.45 |
Lysine tiêu hóa |
1.213 |
1.213 |
1.213 |
1.213 |
Methionine tiêu hóa |
0.554 |
0.554 |
0.552 |
0.553 |
Cysteine tiêu hóa |
0.320 |
0.310 |
0.322 |
0.311 |
Methionine + cysteine tiêu hóa |
0.874 |
0.874 |
0.874 |
0.874 |
Threonine tiêu hóa |
0.754 |
0.752 |
0.752 |
0.752 |
Tryptophan tiêu hóa |
0.246 |
0.237 |
0.24 |
0.231 |
Valine tiêu hóa |
0.954 |
0.934 |
0.945 |
0.925 |
Isoleucine tiêu hóa |
0.885 |
0.861 |
0.856 |
0.831 |
Bảng 2. Thành phần và phân tích dinh dưỡng được tính toán của khẩu phần gà choai (17-35 ngày)
Thành phần |
Nghiệm thức |
|||
PC (đầy đủ) |
PC (giảm + P) |
NC (đầy đủ) |
NC (giảm + P) |
|
Bắp |
60.95 |
64.30 |
59.37 |
62.73 |
Bã nành tách vỏ (48.6% CP) |
24.33 |
21.68 |
19.73 |
17.07 |
Nành nguyên béo (35.5% CP) |
8.00 |
8.00 |
8.00 |
8.00 |
Bã cải đắng (36.3% CP) |
– |
– |
5.00 |
5.00 |
Bột xương thịt (51.3% CP) |
– |
– |
1.00 |
1.00 |
Dầu nành |
2.78 |
1.99 |
3.50 |
2.72 |
MDCP (16.9% Ca, 21.6% P) |
1.58 |
1.59 |
1.26 |
1.27 |
Đá vôi (38.7% Ca) |
1.03 |
1.05 |
0.84 |
0.86 |
Muối |
0.33 |
0.33 |
0.31 |
0.31 |
Natri bicarbonate (27% Na) |
0.20 |
0.20 |
0.20 |
0.20 |
Choline chloride (60%) |
0.07 |
0.08 |
0.03 |
0.04 |
Premix |
0.20 |
0.20 |
0.20 |
0.20 |
L-lysine |
0.10 |
0.14 |
0.14 |
0.18 |
DL-methionine |
0.18 |
0.18 |
0.17 |
0.16 |
L-threonine |
– |
– |
– |
– |
Pelex dry |
0.20 |
0.20 |
0.20 |
0.20 |
Salinomycin (12%) |
0.05 |
0.05 |
0.05 |
0.05 |
Jefo protease |
– |
0.0125 |
– |
0.0125 |
Tổng số |
100.00 |
100.00 |
100.00 |
100.00 |
Giá/tấn (USD) |
427.28 |
415.52 |
426.72 |
414.40 |
Phân tích tính toán (%) |
||||
ME (kcal/kg) |
3100 |
3100 |
3100 |
3100 |
Protein thô |
19.50 |
19.00 |
19.50 |
19.00 |
Canxi |
0.80 |
0.80 |
0.80 |
0.80 |
Phốt pho hữu dụng |
0.36 |
0.36 |
0.36 |
0.36 |
Lysine tiêu hóa |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
Methionine tiêu hóa |
0.459 |
0.459 |
0.450 |
0.451 |
Cysteine tiêu hóa |
0.291 |
0.281 |
0.300 |
0.290 |
Methionine + cysteine tiêu hóa |
0.750 |
0.750 |
0.750 |
0.750 |
Threonine tiêu hóa |
0.656 |
0.640 |
0.654 |
0.640 |
Tryptophan tiêu hóa |
0.208 |
0.200 |
0.207 |
0.199 |
Valine tiêu hóa |
0.838 |
0.819 |
0.834 |
0.815 |
Isoleucine tiêu hóa |
0.765 |
0.741 |
0.742 |
0.718 |
Kết quả
Nhìn chung, ở nhóm gà được cho ăn khẩu phần đối chứng âm (đầy đủ) thì BWG giảm và FCR tăng hơn so với những gà được cho ăn khẩu phần đối chứng dương (đầy đủ). Không có sự khác biệt đáng kể nào về hiệu suất tăng trưởng tổng thể ở những gà được cho ăn với khẩu phần giảm dinh dưỡng có bổ sung protease Jefo và gà được cho ăn khẩu phần dinh dưỡng đầy đủ (Bảng 3).
Cũng không có sự khác biệt nào được quan sát thấy về tỷ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến của protein thô giữa các khẩu phần ăn (Hình 1).
Mặc dù không có sự khác biệt về hiệu suất và tỷ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến ATTD Protein thô giữa các nghiệm thức, chi phí thức ăn/ kg tăng ở gà được cho ăn khẩu phần có bổ sung protease tốt hơn đáng kể so với nhóm gà được cho ăn khẩu phần đầy đủ tương ứng (Hình 2).
Bảng 3. Hiệu suất tăng trưởng của gà thịt được cho ăn với khẩu phần ăn đầy đủ hoặc khẩu phần giảm dinh dưỡng được lập công thức bằng nguồn protein truyền thống hoặc thay thế và được bổ sung có hoặc không có protease Jefo.
Nghiệm thức |
0-7 ngày |
0-18 ngày |
0-35 ngày |
||||||
BWG (g) |
FI (g) |
FCR |
BWG (g) |
FI (g) |
FCR |
BWG (g) |
FI (g) |
FCR |
|
PC(đầy đủ) |
130.6 |
134.2 |
1.028b |
687.2a |
979.5 |
1.425 |
2594.2 |
3881.3 |
1.496 |
PC(giảm) + P |
130.2 |
134.1 |
1.030b |
673.2b |
961.5 |
1.428 |
2559.9 |
3884.6 |
1.517 |
NC(đầy đủ) |
127.6 |
135.2 |
1.060a |
671.8b |
969.0 |
1.442 |
2553.5 |
3895.2 |
1.525 |
NC(giảm) + P |
127.0 |
133.5 |
1.051ab |
669.0b |
974.3 |
1.456 |
2543.2 |
3897.8 |
1.532 |
Hình 1. Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến (ATTD) của protein thô của gà thịt được cho ăn bốn khẩu phần thử nghiệm
PC (đầy đủ) PC (giảm)+P NC (đầy đủ) NC (giảm)+P |
Hình 2. Chi phí thức ăn/kg tăng trọng của gà thịt được cho ăn với khẩu phần đầy đủ hoặc khẩu phần giảm được lập công thức bằng nguồn protein truyền thống hoặc thay thế và được bổ sung có hoặc không có proteasephức hợp
PC (đầy đủ) PC (giảm)+P NC (đầy đủ) NC (giảm)+P |
KẾT LUẬN
Có thể kết luận từ nghiên cứu rằng việc sử dụng các nguồn protein thay thế trong khẩu phần ăn của gà thịt dẫn đến hiệu suất tăng trưởng kém. Tuy nhiên, việc bổ sung protease phức hợp trong khẩu phần giảm dinh dưỡng được xây dựng trên các nguồn protein truyền thống hoặc thay thế đã giúp duy trì hiệu suất của gà thịt giống như gà được cho ăn khẩu phần dinh dưỡng đầy đủ.
Cuối cùng, việc sử dụng protease phức hợp có thể giúp cải thiện hiệu quả chi phí và lợi nhuận tổng thể trong sản xuất gà thịt thương phẩm đồng thời cho phép các nhà dinh dưỡng và nhà công thức làm việc linh hoạt trên nhiều nguồn nguyên liệu protein hơn.
Glenmer B. Tactacan*, Kabir Chowdhury*, Supornchai Sri-Nhonghang**, và Yuwares Ruangpanit‡
*Jefo I&D; **Jefo Thai; và Đại học Kasetsart
- chăn nuôi gà thịt li>
- Protease li>
- tiết kiệm chi phí thức ăn li>
- khẩu phần đạm li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Chăn nuôi để tăng thu nhập. Có giải pháp nào nuôi hiệu quả giảm chi phí mà thịt gà ngon không?