Tìm đường cho thịt lợn “xuất ngoại” - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Tìm đường cho thịt lợn “xuất ngoại”

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chưa bao giờ, các doanh nghiệp chăn nuôi và Bộ NN&PTNT lại quyết liệt tìm con đường xuất ngoại cho sản phẩm thịt lợn Việt Nam như thời gian vừa qua. Dẫu biết rằng, phía trước còn rất nhiều khó khăn, nhưng đó là việc cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

    Tìm đường cho thịt lợn “xuất ngoại”Để xuất khẩu được, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam phải vượt qua nhiều thách thức

     

    Thịt lợn thừa, thị trường rộng nhưng vẫn khó xuất…

     

    Năm 2017, sản lượng thịt lợn của Việt Nam ước đạt 2,75 triệu tấn, đứng thứ sáu trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, EU, Mỹ, Brazil và Nga.

     

    Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ ra nghịch lý, đó là ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất, nhưng lại đầy rủi ro. Điển hình như tháng 4 vừa qua, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng vì không tìm được đầu ra, nhiều đợt “giải cứu” lợn nhằm hỗ trợ người sản xuất, nhưng đây không phải là biện pháp bền vững. Thực tế, ngành chăn nuôi lợn mới làm tốt khâu sản xuất, còn chế biến và tổ chức thị trường quá yếu. Trong số hơn 4 triệu tấn thịt lợn hơi mỗi năm chỉ xuất khẩu được 20.000 tấn lợn sữa.

     

    Trong khi đó, trên thế giới nhu cầu thịt lợn vẫn rất lớn. TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, trên 60% thịt lợn nhập khẩu toàn cầu hàng năm là tới các nước châu Á, chủ yếu là các nước Đông Bắc Á trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nhập trên 5 triệu tấn/năm. Đây là thị trường rất tiềm năng cho các nước xuất khẩu thịt lợn. Do khá gần về địa lý với nước ta, nhiều cảng biển, thậm chí có thể vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ.

     

    Để ngành này phát triển bền vững, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cần phải tái cơ cấu lại, tổ chức lại ngành hàng làm theo mô hình liên kết chuỗi, để sản xuất sạch, hướng đến xuất khẩu.

     

    Yêu cầu cao của các nước nhập khẩu

     

    Theo Cục Thú y, hiện nay có không ít thị trường đang bày tỏ nhu cầu cần nhập khẩu sản phẩm thịt lợn của Việt Nam. Tuy nhiên, họ đều đưa ra hàng loạt yêu cầu rất khắt khe.

     

    Theo bà Nienke Trooster, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, các nước EU đều quy định nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt được thống nhất giữa các nước thành viên. Ủy ban châu Âu là đối tác đàm phán duy nhất với tất cả các nước ngoài EU về các điều kiện nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt động vật. Theo đó, EU yêu cầu tất cả sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao giống như đối với sản phẩm của các nước thành viên EU, không chỉ về mặt vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng mà còn liên quan đến an toàn dịch bệnh động vật của EU.

     

    Yêu cầu của Singapore là quốc gia/vùng xuất khẩu phải sạch bệnh lở mồm long móng (LMLM) và Dịch tả lợn (được OIE công nhận), bệnh mụn nước ở lợn trong 6 tháng (trước ngày giết mổ và tại ngày xuất khẩu); được giết mổ,bảo quản ở cơ sở đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; được kiểm soát các chất tồn dư độc hại.

     

    Còn đối với Hàn Quốc, ông Lee Jong Beom, Giám đốc điều hành Tập đoàn Daewon Machinery nhấn mạnh, người tiêu dùng nước này rất chú trọng về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như chất lượng thịt tươi ngon, giá cả phải chăng của hàng nhập khẩu.

     

    Vượt qua các thách thức gay gắt

     

    Theo TS Đoàn Xuân Trúc, để xuất khẩu được ngành thịt lợn nước ta phải vượt qua các thách thức gay gắt. Đó là phải có Hiệp định kiểm dịch thú y giữa Việt Nam và nước nhập khẩu. Theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE): Cấm vận chuyển lợn sống và thịt lợn từ nước đang có bệnh LMLM sang nước khác. Như vậy, muốn xuất khẩu thịt lợn chính ngạch, nước ta phải triệt tiêu được bệnh LMLM trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi từng vùng lớn, được OIE sẽ xác nhận loại bỏ bệnh LMLM trên phạm vi toàn quốc là cực kỳ khó khăn. Nhật Bản làm ráo riết cũng phải mất 100 năm mới loại bỏ được bệnh này trên phạm vi toàn quốc, nhưng trên phạm vi từng vùng thì thực hiện được. Nhưng phải làm tập trung, kiên quyết xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trong thời gian 2-3 năm, OIE sẽ kiểm tra liên tục và công nhận.

     

    Sản phẩm thịt lợn phải có chứng minh truy xuất nguồn gốc, thịt lợn xuất khẩu phải sản xuất từ vùng an toàn dịch bệnh, không có LMLM đã được OIE công nhận; được giết mổ, chế biến tại nhà máy giết mổ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, được nước nhập khẩu công nhận và có kỹ thuật của nhà nhập khẩu giám sát, suốt quá trình giết mổ, chế biến, bảo quản.

     

    Ngoài ra, sản phẩm thịt lợn nước ta cần giảm giá thành, bởi giá thịt lợn của ta cao hơn giá của các nước xuất khẩu thịt lợn chính khoảng 15 – 20%. Yêu cầu này chỉ được thực thi khi nuôi lợn xuất khẩu được sản xuất theo chuỗi liên kết chặt chẽ, chuỗi ứng dụng mọi giải pháp cần thiết để tăng năng suất vật nuôi và giảm chi phí sản xuất như sử dụng giống chất lượng, đầu tư công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học, chăn nuôi theo VietGap và GlobalGap… Chuỗi cũng cần được sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước như: ưu tiên thuê đất, ưu tiên lãi suất tín dụng, giảm thuế…

     

    Ngoài ra, Việt Nam cũng cần hình thành thêm các nhà nhà máy giết mổ, chế biến và bảo quản sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Đào tạo được đội ngũ chuyên gia theo yêu cầu từng khâu trong chuỗi liên kết và chuyên gia thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm và xúc tiến xuất khẩu.

     

    TS Trúc cũng khẳng định, muốn xuất khẩu được thịt lợn đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo quyết liệt của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, chủ trang trại. Phấn đấu trong vòng 2 năm tới, lô hàng lớn về thịt lợn sẽ được xuất khẩu và đến năm 2020 trở đi, mỗi năm xuất được 500.000 tấn thịt lợn trở lên.

     

    Doanh nghiệp và Bộ NN&PTNT quyết liệt vào cuộc

     

    Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định: “Vừa qua doanh nghiệp đã xuất khẩu thành công thịt gà sang thị trường Nhật Bản, tới đây sẽ là thịt lợn. Sản xuất phải theo mô hình chuỗi. Ở quy mô lớn, các doanh nghiệp có sức sản xuất lớn, tập trung cao ở đây để xuất khẩu. Ở quy mô nhỏ hơn như các trang trại cũng nên theo hướng đó. Tiềm năng thị trường là có, điều kiện tổ chức sản xuất thì Việt Nam có thể làm được. Vấn đề quan trọng bây giờ là hành động. Cụ thể Bộ chỉ đạo về vùng an toàn dịch bệnh, các thủ tục quy trình xuất khẩu cũng phải làm đồng bộ, quyết liệt”.

     

    Ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc khu vực châu Á của Tập đoàn De Heus (Hà Lan), cho biết sau thành công trong liên kết chuỗi xuất khẩu thịt gà đi Nhật, De Heus và các đối tác rất tự tin trong việc xuất khẩu thịt heo. “Không có lý do gì thịt gà đã xuất khẩu được vào Nhật mà thịt heo lại không” – ông Gabor thắc mắc.

     

    Ông Vũ Trọng Nghĩa, Công ty thương mại Biển Đông cho biết, từ năm 2014, Công ty đã đầu tư Dự án “Nhà máy chế biến thực phẩm – Khu chăn nuôi xanh”. Cụ thể, nhà máy chế biến thực phẩm sạch quy mô, công suất với tổng diện tích đất toàn khu là 206.711,8m². Trong đó, diện tích nhà xưởng giết mổ, kho lạnh là 5.000 m2. Nhà máy giết mổ lợn bằng dây chuyền tự động công suất 300 con/giờ và kho lạnh với công nghệ đồng bộ nhập khẩu từ Hàn Quốc; tổng số vốn đầu tư là 350 tỷ đồng. Đến nay, các hạng mục cơ bản hoàn thành và dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 11/2017.

     

    Công ty Biển Đông có đầu tư 02 cơ sở chăn nuôi lợn an toàn tại Nam Định với quy mô 1.500 nái; lợn thịt xuất chuồng 10.000 con/lứa.

     

    Để đón đầu cơ hội xuất khẩu thịt lợn vào thị trường Hàn Quốc, ngày 28/5/2017, Công ty Biển Đông đã ký hợp đồng nguyên tắc với công ty thực phẩm Hàn Quốc sẽ tiêu thụ 2.000 tấn thịt lợn/năm.

     

    Ngoài ra, công ty Biển Đông đã nhận được sự giúp đỡ trong việc kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm của Cục Thú y; sự kết nối, hợp tác trong chuỗi chăn nuôi, giết mổ, chế biến của Tập đoàn De Heus, Tập đoàn Hùng Nhơn. Công ty Biển Đông mong đợi sẵn sàng tham gia xuất khẩu thịt lợn.

     

    Tâm An

    Theo Đề án 441 “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với lợn hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại Nam Định và Thái Bình” của Bộ NN&PTNT ban hành tháng 2/2015. Mục tiêu của đề án là đến tháng 12/2017 có 60% trang trại chăn nuôi lợn đảm bảo ATDB, 30% xã được công nhận; đến tháng 12/2018 có 90% trang trại được công nhận ATDB và 100% số xã được công nhận. Tuy vậy, tới tháng 9/2017, chỉ có 46% trại lợn được công nhận ATDB. Thái Bình, chưa xã nào đạt ATDB, Nam Định có 1 xã đạt yêu cầu.
    Nguyên nhân, với Thái Bình, chưa phê duyệt đề án “Xây dựng vùng, cơ sở ATDB trên lợn hướng tới xuất khẩu tại Thái Bình” để làm căn cứ tổ chức thực hiện các hoạt động cần thiết (theo báo cáo của địa phương, Đề án được trình UBND tỉnh trong tháng 10/2017), đặc biệt là chưa bố trí được kinh phí. Còn Nam Định đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 441, nhưng UBND tỉnh chưa phê duyệt kinh phí để tổ chức các hoạt động.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.