Tìm ra "lối đi" riêng nhờ nuôi gà Vi sinh... - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Tìm ra “lối đi” riêng nhờ nuôi gà Vi sinh…

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tại trang trại của chị Nguyễn Thu Thoan (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), gà được nuôi theo quy trình đảm bảo an toàn sinh học, thức ăn có trộn men vi sinh, không sử dụng kháng sinh, chất tăng trọng… Nhờ vậy, thịt gà thơm ngon, ngọt tự nhiên, chị Thoan không đủ gà để bán.

     

    Chị Nguyễn Thu Thoan chăm sóc đàn gà tại trang trại của gia đình

     

    Sóc Sơn được hưởng ưu đãi về vị trí địa lý tự nhiên như địa thế cao ráo, cùng khí hậu trong lành, cây cối xanh mát, và nguồn nước ngọt trong, an toàn mang đến cho vùng đất này nhiều lợi thế trong việc phát triển chăn nuôi và đặc biệt là mô hình nuôi gà chăn thả. Đây cũng là điều kiện lí tưởng cho việc hình thành một trang trại gà không kháng sinh. Hiện nay, trang trại gà của chị Thu Thoan nuôi thường xuyên 3000 con. Mỗi tháng chị cho ra thị trường 2000 con.

     

    Trang trại gà được chị Thoan phân theo từng khu vực: khu nhà ở; khu sơ chế gà; khu lên men, phối trộn thức ăn cho gà; khu dành cho gà sắp xuất chuồng; khu dành cho gà con…

     

     Bước vào chuồng gà, hàng trăm con gà lông vàng ươm, tinh nghịch đậu ở trên cây sào, bay tá lả xuống. Nhìn thấy chị Thoan bước vào chúng xúm xít lại để chụp ảnh cùng. Chúng tôi cũng không ngửi thấy mùi hôi của chăn nuôi như thấy ở nhiều trại gà khác.

     

    Vừa đi tham quan, chị Thoan vừa kể về những ngày tháng tạo dựng trang trại. Chị cho biết, hơn 10 năm lăn lộn với nghề thú y đã nghiên cứu và học hỏi từ các trang trại lớn để phát triển mô hình nuôi gà, lợn vi sinh, không sử dụng kháng sinh. “Tôi ấp ủ ý định từ năm 2010 và đến năm 2016 bắt đầu đi vào việc thử nghiệm ủ thức ăn”. Hai năm trời nếm nếm, thử thử không biết bao nhiêu chủng men với mục đích để thức ăn đạt được hiệu quả lên men nhanh nhất, cuối cùng chị đã thành công.

     

    Cụ thể, thức ăn vi sinh của chị Thoan được lên men từ hỗn hợp: ngô, cám gạo, cám mạch, cám ngô, bột đậu tương, bột tỏi đen nguyên chất, tinh bột nghệ, phấn hoa, bột quế, men vi sinh – những nguyên liệu rất thơm ngon.

     

    Một số nguyên liệu để chị Thoan ủ thức ăn vi sinh cho gà, lợn

     

    Chị chia sẻ cách trộn như sau: cho các nguyên liệu vào máy trộn sơ qua, sau đó cho nước men vào trộn cho đến khi bột tơi và ẩm đều. Bốc vào thùng hoặc bao tải có lót nilon, để hở miệng sau 5-6 giờ, sau đó đậy kín nắp. Không nên nén chặt hỗn hợp vào thùng bởi trong quá trình ủ men, các loại cám sẽ nở ra.

     

    Nhiệt độ và thời tiết quyết định thời gian ủ men. Nếu nhiệt độ vào khoảng 30ºC thì ủ men khoảng 12 giờ, trường hợp nhiệt độ ngoài trời thấp hơn 30ºC thường ủ từ 20-24 giờ. Khi thức ăn ấm lên và có mùi chua nhẹ có thể đem ra cho gia súc, gia cầm ăn.

     

    Để đảm bảo chất lượng thức ăn vi sinh, tránh bị mốc, người chăn nuôi nên chú ý lượng thức ăn mỗi ngày để ăn vật nuôi ăn hết trong ngày. Khi ủ, không để các thùng, các bao đè lên nhau bởi sẽ kìm hãm quá trình lên men. Bảo quản thức ăn vi sinh ở nơi thoáng mát, khô ráo.

     

    Tùy theo loại vật nuôi của trang trại để có cách cho ăn phù hợp. Chị cho gà ăn trực tiếp thức ăn lên men, còn lợn rừng thì trộn thêm nước thành dạng lỏng, mỗi ngày 2 bữa sáng– chiều, từng độ tuổi của vật nuôi phân phối lượng thức ăn phù hợp.

     

    Theo quan sát và những kiến thức học hỏi được chị Thoan nhận thấy, thức ăn vi sinh có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa và hô hấp của gà, tránh các bệnh về đường ruột, hen, giúp gà tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, giảm khí amoniac từ, kết hợp với đệm lót sinh học để có nguồn phân sạch. Nguồn thức ăn tự nhiên kết hợp với thảo dược giúp tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho gà, lợn.

     

                                     Gà Ri vi sinh tại trang trại của chị Thu Thoan

     

    Về giống gà, chị Thoan chọn giống gà ri vàng rơm, bởi chúng có sức đề kháng tốt, khối lượng vừa phải, phù hợp với bữa ăn gia đình, thịt lườn trắng, ít mỡ. Nhờ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chị Thoan không sử dụng kháng sinh mà chỉ tiêm vắc để bảo vệ cho gà như Marek, IB, Cúm…. Chuồng trại chăn nuôi cũng được chị Thoan chú trọng sát trùng sạch sẽ trước và sau mỗi lứa nuôi. Sau 3 tháng nuôi, mỗi con gà Ri đạt trọng lượng 1,2 – 1,4 kg.

     

     Theo chị Thoan, đàn gà được thả ra vườn để tự kiếm ăn, vận động, tiếp xúc với ánh nắng nhằm tăng sức để kháng.

     

     Nuôi gà, chị Thoan sử dụng đệm lót sinh học. Cụ thể, chi phí cho nền lót với độ dày 20cm trên 100m² diện tích nền, có thể nuôi 1.000 con gà khoảng từ 2,5 – 3 triệu đồng, sử dụng tới 2 năm vẫn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn trong chăn nuôi.  

     

    Chia sẻ về điều này, chị Nguyễn Thu Thoan hồ hởi: “Nền lót tôi sử dụng trấu, mùn cưa và men vi sinh khử hoàn toàn mùi hôi. Đặc biệt, nền lót này có thể tái sử dụng trong việc trồng rau sạch, cây dược liệu đem lại hiệu quả cao và giá trị kinh tế”.

     

    Chị Thoan kiểm tra đệm lót sinh học được ủ kỹ trước khi sử dụng

     

                             Đệm lót sinh học tại trang trại gà của chị Thoan rất tơi xốp

     

    Tại trang trại của mình, cứ 5 đến 7 tháng chị thay nền lót một lần và nền lót đã qua sử dụng được bán ra với giá cao hơn giá trị đầu tư ban đầu. Chị chia sẻ: “Nền lót có giá 2.000 đồng/kg. Hiện tại công ty trồng cây dược liệu thu mua và với mỗi 1.000m2 diện tích chăn nuôi tôi thu về hơn 3 triệu đồng”.

     

     Đệm lót sinh học được chị Thoan dùng để trồng các loại rau quả trong chính khuôn viên trang trại

     

    Không chỉ làm tốt việc chăn nuôi, chị Thoan còn xây dựng thương hiệu Gà Ri vi sinh Thu Thoan cho riêng mình, tăng cường quảng bá, tiếp thị trên các website nông nghiệp. Để minh bạch sản phẩm của mình chị mang mẫu nước, mẫu thức ăn và mẫu thịt gà đi kiểm tra kết quả cho thấy thịt gà của chị không nhiễm khuẩn Salmonella và E. Coli, đảm bảo an toàn.

     

    Với chị: “Người sản xuất quyết định sản phẩm sạch hay không sạch, an toàn hay không an toàn”. Hiện nay, theo chị Thoan, giá bán sỉ đối với gà lông là 120 000 đồng/kg, gà được giết mổ, đóng gói là 250 000 đồng/kg. Tất cả đều được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Thị trường phân phối chủ yếu của gà Ri vi sinh Thu Thoan là tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

     

    Gà Ri vi sinh Thu Thoan được giết mổ tại trang trại và gắn tem truy xuất nguồn gốc

     

    Trong bối cảnh nhiều người chăn nuôi gà đang chật vật tìm đầu ra, gia đình chị Thoan không có đủ gà để bán. Chị cho biết, để bán được giá cao, chất lượng của con gà phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Cụ thể, những người ở phân khúc tiêu dùng cao cần gà có khối lượng vừa phải; thịt gà thơm, ngon, không quá dai, không quá mềm, nước luộc gà ngọt, thơm; cần có truy xuất nguồn gốc, kiểm định chất lượng rõ ràng… Người tiêu dùng ăn thịt gà ngon một lần rồi nhớ, sẽ thích ăn tiếp và không muốn ăn thịt gà mua ở chỗ khác. Cũng theo chị Thoan, nhờ giá bán gà giá cao mà người chăn nuôi cũng có động lực để sản xuất sạch.

     

    Cận cảnh thịt gà vi sinh Thu Thoan, theo cảm nhận của tác giả, thịt gà thơm, có độ béo, không bị khô, độ mềm vừa phải; nước thơm và ngọt…

     

     

    PGS TS Đỗ Võ Anh Khoa (Giảng viên thỉnh giảng Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) chụp ảnh lưu niệm với chị Nguyễn Thu Thoan.

     

    Đi tham quan trang trại của chị Nguyễn Thu Thoan và được thưởng thức thịt gà Ri vi sinh, PGS TS Đỗ Võ Anh Khoa (Giảng viên thỉnh giảng Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) rất thích thú và khẳng định đây là mô hình chăn nuôi “xanh” khi chăn nuôi gà không sử dụng kháng sinh; các nguồn lực của trang trại được sản xuất tuần hoàn, có thể triển khai, nhân rộng ở nhiều địa phương…

    Trần Ngân

    Hành trình khởi nghiệp không đất lại không tiền, chỉ có lý trí và nghị lực nhưng sự quyết tâm và tinh thần lạc quan của người phụ nữ nhỏ bé này luôn truyền năng lượng cho những người xung quanh.

     

    Chị Nguyễn Thu Thoan cho biết, chị không thể bỏ gia đình đi nơi khác lập nghiệp, nên việc đồng thời vừa lo cho sự nghiệp bản thân vừa lo cho hạnh phúc gia đình, quyết bám trụ ở nơi đất chật người đông này để làm nông nghiệp sạch, an toàn là một thử thách không nhỏ. Dù bản thân cũng gặp rất nhiều khó khăn về đất đai, tài chính nhưng chị Thoan đã bỏ nhiều công sức và thời gian để chuyển giao công nghệ nuôi gà vi sinh cho người chăn nuôi gà ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp tử tế, làm ra những nông sản, thực phẩm có giá trị, an toàn cho sức khỏe.

     

    Chị Thoan cũng khẳng định, để được như ngày hôm nay, đằng sau chị là chồng con, người thân luôn cảm thông, động viên, khuyến khích, là chỗ dựa vững chắc để chị thực hiện những dự định, hoài bão của mình…

     

    4 Comments

    1. Đăng Công Kiêm

      Tôi có chuồng gà rộng 200m2 trên diện tích 3,5ha đã trồng cây ăn trái.Muốn cho mượn dài hạn, để bạn nào khởi nghiệp theo mô hình như vậy Địa chỉ: thôn Tân Bình, xã Đắk Kan, Ngọc Hồi, Kon Tyum (trang trại cách đường quốc lộ 14 -150m có điện nước đầy đủ. Liên hệ 0968409777-0338476868

    2. Trịnh văn mạnh

      Có thể tham khảo cách lên men thức ăn cho gà ri được không ạ?

    3. Trần Thắng

      Liên hệ với chị Thoan để học kinh nghiệm bằng cách nào vậy chị?

    4. Vân

      Số đt chị Thoan 0974435822.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.