[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 8/7/2019, bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã xảy ra tại 5.422 xã thuộc 513 huyện của 62 tỉnh, thành phố với tổng số lợn phải tiêu hủy là trên 3,3 triệu con, chiếm khoảng 11% tổng đàn lợn trên cả nước.
Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống ASF như tiêu hủy lợn bệnh, nghiên cứu vắc-xin, chăn nuôi an toàn sinh học….và đi thăm quan thực tế một số cơ sở phòng chống ASF hiệu quả; một trong những biện pháp có tín hiệu đáng mừng, đó là sử dụng kháng thể được chắt từ huyết thanh thỏ – sản phẩm do nhóm nhà khoa học thuộc Công ty TNHH Công nghệ sinh học MINTU Việt Nam (Công ty MINTU) chế tạo. Ghi nhận thực tế tại một số trang trại lợn tại Hà Nội và Hải Dương, sau khi tiêm kháng thể MINTU, bước đầu cho những tín hiệu khả quan.
Tại Hà Nội, Công ty MINTU đã phối hợp cùng Chi cục Thú y Hà Nội thử nghiệm kháng thể của công ty trên đàn lợn gia đình ông Phạm Văn Cường (huyện Mê Linh) từ ngày 4/7/2019. Đây là trại đã bị nhiễm ASF phải tiêu hủy 23 tấn. Số lợn khỏe mạnh còn lại là 294 con, trong đó có 38 lợn nái, 01 lợn đực, 132 lợn choai từ 25 – 45 kg, 123 lợn con theo mẹ. Tất cả được tiêm kháng thể theo hướng dẫn (trước khi tiêm số lợn thí nghiệm được lấy mẫu xác suất và có kết quả dương tính với ASF). Đàn lợn được nuôi ngay trên chuồng lợn đã bị tiêu hủy bởi ASF sau khi đã tiêu độc, khử trùng.
Trao đổi với PV Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, ông Phạm Văn Cường (chủ trại lợn) cho biết, từ khi tiêm kháng thể, đến nay gần 1,5 tháng, đàn lợn của gia đình ông chưa bị chết thêm con nào. Nhìn đàn lợn choai hồng hào, khỏe mạnh, ham ăn; lợn nái vẫn sinh sản bình thường; lợn con cứng cáp, ông Cường cho biết, đã đỡ lo lắng hẳn so với giai đoạn trước kia. Ông có niềm tin là sẽ giữ được đàn lợn, cũng là cơ nghiệp của cả gia đình bao năm xây dựng.
Ngày 19/7/2019, xuống thăm trang trại của ông Phạm Văn Cường, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT – Phùng Đức Tiến cho rằng, kết quả bước đầu của kháng thể tác động lên đàn lợn là tốt và cần tiếp tục theo dõi thêm để có đánh giá chính xác về hiệu lực; khi lợn đã tiêm 21 ngày thì lấy mẫu phân tích toàn diện để có căn cứ đánh giá; đẩy mạnh tiến độ sản xuất kháng thể để thí nghiệm trên nhiều trại lợn khác.
Tại Hải Dương, nhóm nghiên cứu đã tiến hành sử dụng kháng thể tiêm cho 100 lợn nái khỏe mạnh của trại anh Nguyễn Văn Thắng (huyện Kim Thành – tỉnh Hải Dương), nơi xung quanh trại đã xảy ra dịch tả lợn Châu Phi để đánh giá khả năng phòng bệnh ASF. Sau khi đàn lợn được tiêm kháng thể MINTU, đến nay gần 02 tháng, đàn lợn của anh Thắng vẫn khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản bình thường. Anh Thắng mong muốn, nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm và phát triển sản phẩm để khẳng định hiệu quả phòng chống ASF, giúp cho người chăn nuôi giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh.
Ngày 26/7/2019, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã xuống thăm trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Thắng. Bộ trưởng đề nghị tiếp tục theo dõi kỹ, mở rộng thử nghiệm và nếu quá 30 ngày, đạt kết quả tốt thì báo cáo Bộ NN&PTNT xem xét, đặc cách cho phép sản xuất mở rộng và sử dụng vào trong qui trình phòng ASF trong chăn nuôi lợn.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cùng nhóm nghiên cứu khoa học của Công ty MINTU thăm trại lợn của anh Nguyễn Văn Thắng (Kim Thành – Hải Dương)
Qua hai mô hình thử nghiệm đã được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Phùng Đức Tiến về thăm, bước đầu đánh giá chế phẩm có chứa kháng thể qua thỏ có khả năng phòng và chống ASF.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến (thứ hai từ phải sang) khảo sát tại trang trại lợn của gia đình ông Phạm Văn Cường
Sau khi tiêm chế phẩm MINTU có chứa kháng thể, đàn lợn của gia đình ông Phạm Văn Cường (Mê Linh – Hà Nội) hiện khỏe mạnh, ham ăn, lông da bóng mượt hồng hào.
Hà Ngân
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- kháng thể phòng chống bệnh li> ul>
4 Comments
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
Tin mới nhất
T4,18/12/2024
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Mua kháng thể ở đâu vậy
Cho mk hỏi có vắc xin dịch tả châu phi chưa ạ ?
Khi nào có thuốc ra thị trường vậy? Em muốn mua về chích.
Cho mình hỏi có vắc xin Dịch tả châu Phi chưa ạ?