Tóm tắt
Thí nghiệm được tiến hành để xác định tính đa dạng di truyền và chỉ thị phân tử liên quan đến năng suất và khả năng kháng bệnh trên chim cút ở Tiền Giang bằng phương pháp lấy máu tĩnh mạch cánh của chim cút ly trích DNA máu bằng bộ Kit GenAll, sau đó điện di trên gel agarose rồi phân tích sự hiện diện của gen kháng bệnh bằng phương pháp PCR và phân tích đa dạng di truyền dựa trên microsatellite liên quan đến tính trạng năng suất của chim cút tại TP Mỹ Tho, Châu Thành và Chợ Gạo (Tiền Giang).
Ảnh minh họa
Kết quả PCR 1.410 mẫu DNA bộ gen của 141 dòng cút được phân tích đa dạng di truyền với 10 mồi microsatellite cho thấy tổng số alen là 163 với trung bình là 16,3b alen/locus. Trong 163 alen này có 35 alen đồng hình, chiếm 21% và 128 alen đa hình, chiếm 79%. Số lượng các alen ở từng locus là 3-31 alen và đa dạng về kích thước 100-800bp.
Kết quả cũng cho thấy giữa các dòng có sự khác biệt trong di truyền, các dòng cút được nghiên cứu đa dạng về chỉ tiêu liên quan đến năng suất như khối lượng trứng và vỏ trứng, có sự khác biệt về chỉ tiêu khối lượng vỏ trứng trong các cá thể cút đang nghiên cứu, hầu hết các locus đều có thông tin đa hình cao (PIC>0,5) cho thấy khi dùng các cặp mồi liên quan với tính trạng năng suất, các dòng cút đang nghiên cứu có sự đa hình cao và quần thể tính đa hình về màu lông.
Kết quả chọn lọc 141 cá thể thuộc 3 dòng để phân tích gen với mồi microsatellite đã chọn ra được các gen liên kết với tính kháng bệnh và các microsatellite liên kết với tính trạng năng suất. Từ đó, sử dụng phương pháp sinh học phân tử để chọn lọc các cá thể mang gen kháng bệnh và gen quy định năng suất để lai tạo thế hệ F1 và tạo ra dòng cút bố mẹ khác xa về di truyền, giúp tăng năng suất trứng và khả năng kháng bệnh.
Đặt vấn đề
Mặc dù nghề nuôi chim cút phát triển mạnh trong những năm qua, nhưng vấn đề con giống vẫn là nỗi trăn trở chung cho hầu hết các nhà chăn nuôi. Khả năng sản xuất của các dòng cút hiện tại không đồng đều nhau và do đó chưa phát huy hết tiềm năng giống. Qua kết quả khảo sát điều tra cho thấy các giống chim cút, trong một thời gian dài, do ít được chú trọng chọn lọc nên đã bị pha tạp ở nhiều mức độ khác nhau và có thể đã phân chia thành nhiều dòng khác nhau dẫn tới năng suất chênh lệch nhau.
Do đó, vấn đề chọn lọc, lai tạo các dòng chim cút để tạo ra các dòng mới có năng suất và chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi và người tiêu dùng là vấn đề cần thiết hiện nay. Công tác này có thể được tiến hành nhanh chóng và chính xác thông qua việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong công nghệ sinh học và đã được ứng dụng một cách rộng rãi trong việc xác định quan hệ di truyền cũng như chọn lọc, lai tạo các giống vật nuôi với các tính trạng mong muốn. Việc hiểu biết về các chỉ thị phân tử và những gene liên quan giúp các nhà khoa học rất nhiều trong công tác giống.
Phần lớn các chỉ thị di truyền ứng dụng trên gia cầm là các chỉ thị DNA, bao gồm 2 loại: loại 1 là các gen đã biết chức năng và loại 2 là các phân đoạn DNA với tần số lặp lại cao thấp khác nhau trên từng giống, hoặc từng dòng khác nhau. Các loại chỉ thị phân tử này là cần thiết để sử dụng trong nghiên cứu di truyền quần thể, quan hệ tiến hóa, lập bản đồ gen và làm cơ sở cho công tác chọn và lai tạo giống. Trong thời gian gần đây đã có những công trình nghiên cứu đa dạng di truyền của cút ở mức độ phân tử và cho kết quả rất khả quan (Kayang và ctv, 2002; Kim và ctv, 2007; Farrag và ctv, 2011). Tại Iran, công trình của Emrani và ctv (2011) đã xác định được mối quan hệ di truyền của 4 dòng cút Pharaoh, Tuxedo, Panda và Golden, qua đó góp phần đáng kể trong công tác chọn và lai tạo giống.
Song song với công tác chọn lọc và phân dòng, việc tìm ra mối liên kết giữa các chỉ thị phân tử với các tính trạng mong muốn của cút cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhóm nghiên cứu (Begli và ctv, 2010; Lotfi và ctv, 2011). Xuất phát từ các vấn đề nêu trên đề tài “Đánh giá đa dạng di truyền của các dòng chim cút tại Tiền Giang” được tiến hành.
Kết luận
Đề tài đã đạt được những kết quả như chọn ra được các gen liên kết với tính kháng bệnh và các microsatellite liên kết với tính trạng năng suất. Từ đó, sử dụng phương pháp sinh học phân tử để chọn lọc các cá thể mang gen kháng bệnh và gen quy định năng suất để lai tạo thế hệ F1 và khảo sát được năng suất trứng và tỷ lệ hao hụt của 200 cá thể F0 thuộc 3 nhóm vàng nâu, xám nâu và vàng đốm nâu. Trong đó nhóm vàng nâu cho năng suất cao nhất, trung bình là 0,74 quả/mái/ngày; tỷ lệ đẻ là 88,83%, KL trứng trung bình là 11,76g.
Kết quả sau khi phân tích sự hiện diện của gen kháng bệnh và tính đa dạng di truyền các cá thể cút F0, đã lai tạo ra F1, chọn lọc các cá thể F1 đồng nhất về kiểu gen kháng bệnh và đa hình kiểu gen quy định tính trạng năng suất để tiến hành khảo sát năng suất, tiếp tục lai tạo F2. Đề tài cũng đã khảo sát năng suất của F1 và so sánh năng suất với F0. Kết quả cho thấy cút F1 cho năng suất cao hơn 30% so với cút F0, KL trứng cao hơn 5,6%. Tạo cút F2 và so sánh hiệu quả kinh tế khi nuôi giống địa phương và nhóm cút F2 lai tạo được. Kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn 20%. Nhìn chung, nghiên cứu đã tạo ra được nhóm giống cút tiềm năng giúp cho việc tạo giống với năng suất và khả năng kháng bệnh cao hơn các nhóm giống cút đang nuôi tại các nông hộ.
Tác giả: Lê Ngọc Mẫn12*, Đoàn Thị Ngọc Thanh1, Nguyễn Vĩ Nhân1, Nguyễn Hoài Nhân1, Nguyễn Thị Yến Mai2 và Trần Hoàng Diệp1
1 Trường Đại học Tiền Giang
2 Trường Cao Đẳng Nam Bộ
* Tác giả liên hệ: ThS. Lê Ngọc Mẫn, Giảng viên Bộ môn – Trường Đại học Tiền Giang; Email: [email protected],
Nguồn: Tạp chí KTKT Chăn nuôi số tháng 1.2021 – Hội Chăn nuôi Việt Nam (http://hoichannuoi.vn/uploads/files/TAPCHICHANNUOI%20so%20thang%201_2_2021%20(1).pdf)
ISSN 1859 – 476X
Toà soạn:
Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà 73, Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.36290621 hoặc ThS Nguyễn Đình Mạnh (091 334 0186)
Fax: 024.38691511
E – mail: [email protected]
- chim cút li>
- tiền giang li> ul>
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
Tin mới nhất
T4,20/11/2024
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất