Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên khu vực Bắc Trung bộ công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo người dân chăn nuôi an toàn sinh học.
Từ ngày 20/9 đến 16/12/2021, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, dịch tả lợ châu Phi đã tái xuất hiện tại gần 650 hộ của gần 230 thôn thuộc 71 xã của 12 huyện.
Để kịp thời ngăn chặn, dập tắt ổ dịch không để lây lan ra diện rộng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các huyện tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp cấp bách để ngăn chặn, khống chế, dập tắt dịch bệnh.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành nhiều văn bản chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung nhân lực, vật tập trung khoanh vùng, dập dịch, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Ngành chức năng kiên quyết tiêu hủy lợn nhiễm bệnh và thực hiện nghiêm các biện pháp tiêu độc khử trùng. Ảnh: VD.
Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn cụ thể các nhiệm vụ, biện pháp về phòng, chống dịch bệnh; phân công lãnh đạo Sở, lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng 2 Đội phản ứng nhanh ứng phó tại địa bàn có các ổ dịch tả lợn châu Phi mới phát sinh để hỗ trợ, hướng dẫn, đôn đốc cùng các huyện tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp khống chế dịch bệnh.
Ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đã kiên quyết, kịp thời tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi có dịch tả lợn châu Phi đúng quy trình kỹ thuật, đúng theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y, đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh ra diện rộng. Đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiêu hủy gần 4,2 nghìn con lợn với tổng trọng lượng trên 306,3 tấn.
Ông Hoàng Viết Chọn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch đã giúp tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch. Ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người dân tiêu độc khử trùng tiêu diệt mầm bệnh ngay từ khi phát sinh. Đối với vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 3 tuần tiếp theo; đối với vùng đệm vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/tuần liên tục trong vòng 21 ngày kể từ khi có ổ dịch.
Thanh Hóa trở thành tỉnh đầu tiên của khu vực Bắc Trung bộ công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Ngành chức năng khuyến cáo người dân chăn nuôi an toàn sinh học. Ảnh: VD.
Đến nay, Thanh Hóa đã huy động gần 42 nghìn lít hóa chất phun tiêu độc khử trùng, trên 1,8 nghìn lít hóa chất diệt côn trùng và 38,7 tấn vôi bột để thực hiện phòng, chống dịch.
Khi dịch tái xuất hiện, Thanh Hóa đã thành lập 6 chốt kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch theo quy định.
Đến nay, ngành nông nghiệp Thanh Hóa vẫn đang tích cực tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để các doanh nghiệp, người chăn nuôi và cộng đồng doanh nghiệp, người dân nắm chắc, hiểu rõ mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các chính sách hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.
Sau dịch tả lợn châu Phi, Thanh Hóa vẫn đảm bảo thịt lợn cho thị trường Tết Nhâm Dần. Ảnh: VD.
Đến ngày 6/1/2022, sau 21 ngày trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã không có lợn mắc bệnh hoặc chết do dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, Thị xã Nghi sơn là địa phương cuối cùng của tỉnh Thanh Hoá công bố hết dịch tả lợn châu Phi.
Trước tình hình trên, để người dân yên tâm đầu tư chăn nuôi trong điều kiện an toàn sinh học và thông thương lợn thịt, lợn giống trên địa bàn, Thanh Hóa đã tổ chức công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn toàn tỉnh.
Đảm bảo thị trường thịt lợn Tết Nguyên Đán Nhâm Dần
Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết, cùng với nhiều biện pháp đồng bộ đang triển khai, Thanh Hóa khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Từ thời điểm này, mọi giao thương lợn thương phẩm, lợn giống diễn ra bình thường. Thanh Hóa hiện đang đảm bảo số lượng lợn ngang bằng với thời điểm trước dịch tả lợn châu Phi để đảm bảo cung ứng cho thị trường tết Nguyên Đán.
Tác giả: Võ Văn Dũng
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- dịch tả Châu Phi li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất