[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng. Tính đến ngày 25/6/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 4.389 xã, 458 huyện của 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương[9]. Tổng số lợn phải tiêu hủy trên cả nước là 2,82 triệu con, chiếm 10% tổng đàn, trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng chịu thiệt hại lớn nhất với số lợn bị tiêu hủy là 2,1 triệu con.
Tổng đàn lợn của cả nước tháng Sáu giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đạt 1.801,2 nghìn tấn, giảm 4,7% (quý II đạt 796,8 nghìn tấn, giảm 12,4%).
Đàn trâu cả nước trong tháng 6 tiếp tục giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước do hiệu quả kinh tế không cao và diện tích chăn thả bị thu hẹp, một số hộ đã chuyển sang kinh doanh dịch vụ khi địa phương thu hồi đất nông nghiệp để đầu tư, xây dựng khu công nghiệp; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 6 tháng ước tính đạt 51,2 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước (quý II đạt 24,8 nghìn tấn, tăng 3,8%).
Đàn bò phát triển khá với mức tăng trong tháng đạt 2,6% do thuận lợi về giá cả và thị trường tiêu thụ, người chăn nuôi có lãi ổn định; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng 6 tháng đạt 192,5 nghìn tấn, tăng 3,8% (quý II đạt 93,2 nghìn tấn, tăng 5,2%); sản lượng sữa bò 6 tháng đạt 508,4 nghìn tấn, tăng 8,2% (quý II đạt 256,2 nghìn tấn, tăng 9%).
Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra, thị trường tiêu thụ ổn định, người chăn nuôi yên tâm mở rộng quy mô đàn. Đặc biệt trong quý II, khi tình hình dịch bệnh ở lợn diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thịt và trứng gia cầm tăng mạnh do người dân đã chuyển sang sử dụng thay thế thịt lợn. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng Sáu tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 660,9 nghìn tấn, tăng 8,6% (quý II đạt 322,7 nghìn tấn, tăng 11,3%); sản lượng trứng gia cầm 6 tháng đạt gần 7 tỷ quả, tăng 11,4% (quý II đạt 3,4 tỷ quả, tăng 12,3%).
Tổng Cục Thống kê
- Hiệu quả các chuỗi liên kết trong chăn nuôi
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
Tin mới nhất
CN,20/04/2025
- Hiệu quả các chuỗi liên kết trong chăn nuôi
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Bình luận mới nhất