TÌNH HÌNH CHUNG
Theo Bộ NN&PTNT, sản xuất nông nghiệp 10 tháng đầu năm 2018 ổn định. Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 10 tháng ước đạt 455 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt hơn 22,3 triệu USD (tăng hơn 2,5 lần); sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 89,6 triệu USD (tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2017). Cụ thể:
Chăn nuôi trâu, bò:
Đàn trâu phát triển ổn định, đàn bò duy trì tốc độ tăng nhưng không cao như các năm trước do nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thị trường đầu ra. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), tính đến thời điểm tháng 10, ước tính tổng số trâu của cả nước giảm 1,0%, tổng số bò tăng 2,0% so với cùng kỳ năm 2017.
Chăn nuôi lợn:
Nguồn cung thịt lợn đang dần ổn định. Giá thịt lợn hơi trong tháng 10 đã bắt đầu giảm. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng đàn lợn cả nước tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Chăn nuôi gia cầm:
Đàn gia cầm trong tháng tiếp tục phát triển khá, thị trường tiêu dùng ổn định, dịch bệnh lớn không xảy ra khiến người chăn nuôi yên tâm đầu tư, mở rộng quy mô đàn. Ước tính đến tháng 10, tổng đàn gia cầm cả nước tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Dịch bệnh: Theo Cục Thú y – Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm 08/11/2018, tình hình dịch bệnh trong cả nước như sau:
1. Dịch Cúm gia cầm (CGC)
Tỉnh Nghệ An:
– Từ ngày 02 – 08/11/2018 (07 ngày), không phát hiện thêm đàn gia cầm bị bệnh (không phát sinh mới ổ dịch CGC).
– Cục Thú y (Lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thú y vùng III) đã có mặt tại địa phương để phối hợp với chính quyền và cơ quan chuyên môn của tỉnh Nghệ An để tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Tỉnh Phú Yên:
– 07 ngày qua tại tỉnh Phú Yên không phát sinh mới ổ dịch CGC.
– Địa phương đã tổ chức tiêm phòng bao vây tại 06 xã xung quanh ổ dịch được 127.130 con gia cầm (bao gồm: 54.630 con gà và 72.500 con vịt).
Hiện nay, cả nước có 02 ổ dịch CGC A/H5N6 tại tỉnh Phú Yên và tại tỉnh Nghệ An (đã qua 07 ngày không phát sinh ổ dịch mới).
2. Dịch bệnh Lở mồm long móng gia súc (LMLM)
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh tại các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch LMLM.
3. Dịch bệnh Tai xanh trên lợn
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh tại các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.
4. Nhận định tình hình dịch bệnh
a) Đối với CGC
– Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút CGC (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
– Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống CGC; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời; chủ động triển khai giám sát dịch bệnh để phát hiện sớm, cảnh báo và thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có dịch bệnh hoặc có mẫu giám sát cho kết quả dương tính với các chủng vi rút CGC có nguy cơ gây bệnh ở gia cầm và gây bệnh ở người; đồng thời căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút CGC và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (Công văn số 2904/TY-DT ngày 28/12/2017) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
b) Đối với LMLM
– Nguy cơ phát sinh các ổ dịch trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ổ dịch cũ là rất cao.
– Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch; đồng thời căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút LMLM và khuyến cáo sử dụng vắc xin năm 2018 (Công văn số 1635/TY-DT ngày 17/7/2018) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
c) Đối với Tai xanh trên lợn
– Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao.
– Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan; đồng thời căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (Công văn số 2904/TY-DT ngày 28/12/2017) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
5. Nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam
a) Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên thế giới
– Theo thông tin cập nhật từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 31/10/2018, đã có 19 quốc gia gồm: Bỉ, Bun-ga-ri, Cộng hòa Sát, Trung Quốc, Cote D’Ivoire (Bờ biển Ngà), Cộng hòa Séc, E-xtô-ni-a, Hung-ga-ri, Kê-ni-a, Lát-vi-a, Lít-va, Môn-đô-va, Ni-giê-ri-a, Ba Lan, Ru-ma-ni, Liên Bang Nga, Nam Phi, U-crai-na và Dăm-bi-a báo cáo bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Tổng số lợn bệnh là trên 371 nghìn con, số lợn chết vì bệnh là trên 122 nghìn con, tổng đàn lợn có nguy cơ, buộc phải tiêu hủy trên 835 nghìn con.
– Tại Trung Quốc: Theo thông tin cập nhật từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 02/11/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có trên 58 ổ dịch xuất hiện tại 13 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô, Chiết Giang, Cát Lâm, Khu tự trị Nội Mông, Thiên Tân, Sơn Tây, Hồ Nam, Quý Châu và tỉnh Vân Nam (tại Simao của thành phố Phổ Nhĩ, cách biên giới với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam khoảng 150km). Tổng cộng đã có hơn 210 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.
– Tại Việt Nam: Chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
b) Nhận định tình hình
– Nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và tại các địa phương có chăn nuôi lợn với số lượng lớn, địa phương có nhiều khách du lịch đến từ các nước, các vùng có dịch bệnh là rất cao.
– Tại Trung Quốc, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang có chiều hướng lây lan đến các tỉnh phía Nam, gần với biên giới Việt Nam; các hoạt động thương mại, du lịch của nhân dân các nước đã và đang có dịch bệnh, đặc biệt cư dân biên giới vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín (như đã được phát hiện trên xúc xích đựng trong hành lý của hành khách người Trung Quốc tại sân bay của Hàn Quốc vào ngày 27/8/2018; trong xúc xích của một du khách từ Trung Quốc tại sân bay Hokkaido, Nhật Bản vào ngày 22/10/2018) cũng có thể đưa vi rút bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
c) Các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
– Ngày 12/9/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1194/CĐ -TTg gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh thành phố, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
– Ngày 30/8/2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam.
– Ngày 01/11/2018, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 8523/CT-BNN-TY về việc tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam.
– Ngày 30/8/2018, Cục Thú y đã ban hành Công văn số 2053/TY-DT gửi Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y để hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật nhằm chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam.
– Ngày 07/9/2018, Cục Thú y đã ban hành Công văn số 2105/KH-TY-DT về Kế hoạch chủ động triển khai giám sát để ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
1. Công tác phòng, chống dịch bệnh đã có ở Việt Nam
– Tiếp tục theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh ở các địa phương đặc biệt đối với bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, LMLM, Tai xanh, Dại.
– Tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống và xử lý ổ dịch Cúm gia cầm tại tỉnh Phú Yên và tỉnh Nghệ An.
– Ngày 16/10/2018, Bộ NN&PTNT đã có Tờ trình số 7885/TTr-BNN-TY báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc chủ trương xây dựng và phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019 – 2025”.
– Ngày 29/10/2018, Cục Thú y đã trình Bộ NN&PTNT ký ban hành Công văn số 8442/BNN-TY gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2019.
– Ngày 01/11/2018 Bộ NN&PTNT đã ban hành Công văn số 8521/BNN-TY gửi Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc nhu cầu vắc xin phòng bệnh cho động vật thuộc Chương trình 30a năm 2019.
– Tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại năm 2018.
– Tiếp tục triển khai các chương trình giám sát chủ động sự lưu hành và biến đổi của vi rút Cúm gia cầm tại chợ buôn bán gia cầm sống, gia cầm nhập lậu; giám sát Cúm lợn; giám sát bệnh Dại; nghiên cứu bệnh LMLM.
– Tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức xây dựng và thực hiện các đề án về chuỗi sản xuất thịt lợn và chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE để xuất khẩu.
2. Công tác ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam
– Theo dõi, cập nhật tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi ở các nước trên thế giới.
– Tổ chức triển khai các biện pháp phòng và ngăn chặn dịch bệnh theo Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 và Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30/8/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
– Ngày 24/10/2018, Bộ NN&PTNT đã ban hành Tờ trình số 8305/TTr-BNN-TY gửi Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấm với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi”.
– Ngày 25/10/2018, Bộ NN&PTNT đã ban hành Công văn số 8328/ BNN-TY gửi Bộ Tài chính về việc “đề xuất kinh phí phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi”.
– Ngày 31/10/2018, Cục Thú y đã trình Bộ NN&PTNT có Công văn số 8498/BNN-VP về việc kiểm tra công tác phòng, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam tại tỉnh Lào Cai và TP Hải Phòng vào các ngày 05-07/11/2018.
– Ngày 01/11/2018, Cục Thú y đã trình Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ký ban hành Chỉ thị số 8523/CT-BNN-TY về việc tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam.
– Tổng hợp thông tin và dự thảo văn bản của Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả tổ chức thực hiện Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018.
– Chuẩn bị tổ chức tập huấn về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho các tỉnh phía Bắc (dự kiến vào ngày 12/11/2018 tại Hà Nội).
– Chuẩn bị các nội dung thông tin để cung cấp, trả lời phỏng vấn cho các cơ quan truyền thông đưa tin cảnh báo và đề nghị các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI TRONG NƯỚC
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 10 năm 2018 ước đạt 46 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 455 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017. Chín tháng đầu năm 2018 giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm chiếm gần 22,3 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2017; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ trâu, bò và lợn đạt 2,44 triệu USD và 31,99 triêu USD, giảm 57,5% và giảm 51,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Sau dịp tăng giá mạnh vào những tháng trước, trong tháng 10/2018, giá lợn hơi tại miền Bắc có xu hướng giảm, nhiều địa phương giảm 4.000 – 7.000 đ/kg xuống còn khoảng 45.000 – 50.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại một số tỉnh như Hải Dương hiện đang dao động từ 49.000 – 50.000 đ/kg, tại Hà Nam giá dao động từ 48.000 – 50.000 đ/kg, Vĩnh Phúc với mức giá phổ biến 49.000 đ/kg, Nam Định 50.000 đ/kg. Các tỉnh khác như Tuyên Quang, Phú Thọ, giá lợn hơi cũng giảm 1.000 – 4.000 đ/kg xuống còn 48.000 – 51.000 đ/kg. Giá lợn hơi xuất chuồng tại Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Giang giảm 5.000 – 6.000 đ/kg xuống khoảng 48.000 – 49.000 đ/kg. Như vậy, sau nhiều ngày giảm giá, giá lợn hơi tại nhiều tỉnh ở miền Bắc đã giảm xuống dưới 50.000 đ/kg. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi giảm 1.000 đ/kg. Cụ thể, Quảng Bình giá là 50.000 đ/kg. Các địa phương như Khánh Hòa, Ninh Thuận, giá khoảng 47.000 đ/kg. Thanh Hóa, Hà Tĩnh giá vẫn đạt khoảng 50.000 đ/kg và 52.000 đ/kg; Quảng Nam, Thừa Thiên Huế đạt 49.000 đ/kg; còn các tỉnh, thành còn lại dao động ở mức 45.000 – 47.000 đ/kg. Tại các tỉnh miền Nam như Kiên Giang, Long An, Bình Dương, giá lợn hơi giảm 1.000 đ/kg xuống 51.000 – 53.000 đ/kg; Tiền Giang giá giảm 2.000 đ/kg xuống 52.000 đ/kg. Các địa phương khác giá lợn hơi chủ yếu dao động trong khoảng 53.000 – 54.000 đ/kg; Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp có giá thấp hơn một chút, đạt 51.000 – 52.000 đ/kg.
Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam
- giá heo hơi li>
- tình hình chăn nuôi li>
- dịch tả heo châu Phi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất