Chăn nuôi lợn tuy bị thua lỗ nhưng các hộ gia trại và trang trại vẫn cố gắng duy trì hoặc giảm nhẹ quy mô đàn do chuồng trại và con giống có sẵn, chỉ những hộ nuôi nhỏ lẻ sau khi xuất chuồng bị thua lỗ mới giảm đàn. Ước tính số lượng lợn hiện tại của cả nước tăng khoảng 1,5-2% so với cùng kỳ năm 2016. Chăn nuôi gia cầm phát triển tương đối ổn định, ước tính tổng số gia cầm của cả nước tăng khoảng 3,2-3,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Tình hình chăn nuôi tháng 03/2017
Tình hình chăn nuôi chung
Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT, trong quý I năm 2017, tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của xâm nhập mặn từ năm trước, thổ nhưỡng chưa được cải tạo kịp thời nên nông dân hạn chế xuống giống lúa đông xuân ở những diện tích đất chưa được rửa mặn hoàn toàn. Tình hình chăn nuôi lợn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ do thương lái Trung Quốc bất ngờ dừng mua, dẫn đến giá thịt lợn hơi sụt giảm sâu, người chăn nuôi phải chịu thua lỗ. Ước tính giá trị sản xuất nông lâm thủy sản quý I/2017 tăng 1,98% so với cùng kỳ 2016, trong đó: Nông nghiệp tăng 1,41%, lâm nghiệp tăng 5,04%, thủy sản tăng 3,59%.
Chăn nuôi bò trên cả nước phát triển khá thuận lợi do ít chịu ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại như những năm trước và dịch bệnh lớn không xảy ra. đàn bò tiếp tục tăng do hiệu quả kinh tế cao và một số doanh nghiệp tăng cường đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Ước tính hiện tại tổng số bò tăng 1,5-2,2% so với cùng kỳ năm 2016. Chăn nuôi lợn tuy bị thua lỗ nhưng các hộ gia trại và trang trại vẫn cố gắng duy trì hoặc giảm nhẹ quy mô đàn do chuồng trại và con giống có sẵn, chỉ những hộ nuôi nhỏ lẻ sau khi xuất chuồng bị thua lỗ mới giảm đàn. Ước tính số lượng lợn hiện tại của cả nước tăng khoảng 1,5-2% so với cùng kỳ năm 2016. Chăn nuôi gia cầm phát triển tương đối ổn định, ước tính tổng số gia cầm của cả nước tăng khoảng 3,2-3,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Chăn nuôi trâu, bò: Theo báo cáo của TCTK, ước tính hiện tại tổng số trâu của cả nước giảm 0,1%, tổng số bò tăng 1,5-2,2% so với cùng kỳ năm 2016; nguyên nhân đàn trâu giảm chủ yếu do diện tích chăn thả trâu ngày càng thu hẹp, đối với chăn nuôi bò do hiệu quả kinh tế cao nên một số doanh nghiệp vẫn tăng cường đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi.
Chăn nuôi lợn: Những tháng đầu năm 2017 chăn nuôi lợn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ do thương lái Trung Quốc bất ngờ dừng mua, dẫn đến giá thịt lợn hơi sụt giảm sâu, người chăn nuôi phải chịu thua lỗ nặng. Hiện tại, giá thịt lợn đang tăng dần trở lại nhưng không nhiều, đang tiệm cận với giá thành chăn nuôi (37.000 – 40.000đ/kg), do đó phần lớn người chăn nuôi chưa dám tăng đàn vào thời điểm này. Mặt khác tuy bị thua lỗ nhưng các hộ gia trại và trang trại vẫn cố gắng duy trì hoặc giảm nhẹ quy mô đàn do chuồng trại và con giống có sẵn, chỉ những hộ nuôi nhỏ lẻ sau khi xuất chuồng bị thua lỗ mới giảm đàn. Theo Tổng cục Thống kê ước tính số lượng lợn hiện tại của cả nước tăng khoảng 1,5-2% so với cùng kỳ năm 2016.
Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm phát triển tương đối ổn định. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tăng khoảng 3,2-3,8% so với cùng kỳ năm 2016. – Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Theo tính toán của TCTK, sản lượng thịt trâu tăng 0,2%, sản lượng thịt bò tăng 3,6% , sản lượng thịt lợn tăng 4,3% , sản lượng thịt gia cầm tăng 5,3% so với cùng kỳ quí 1/2016.
Dịch bệnh
Theo Cục Thú y, tính đến thời điểm 28/03/2017 tình hình dịch bệnh trong cả nước như sau:
Dịch Cúm gia cầm
Hiện nay, cả nước có 04 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại 04 hộ chăn nuôi trên địa bàn 04 tỉnh và 01 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi của 01 tỉnh chưa qua 21 ngày:
(1) Thành phố Cần Thơ (cúm A/H5N1): Dịch xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi thuộc phường Thới Hòa, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ (đã qua 09 ngày). Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 794 con vịt.
(2) Tỉnh Hậu Giang (cúm A/H5N1): Dịch xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi gà thuộc xã Vị Bình, huyện Vị Thủy làm 891 con gà mắc bệnh, chết và tiêu hủy.
(3) Tỉnh Quảng Trị (cúm A/H5N6): Dịch xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi gà thuộc xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong (đã qua 10 ngày). Số gia cầm chết và tiêu hủy là 200 con gà.
(4) Tỉnh Hà Tĩnh (cúm A/H5N1): Dịch xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi gia cầm thuộc phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh làm 50 con vịt mắc bệnh. Toàn bộ đàn gia cầm đã được tiêu hủy theo quy định.
(5) Tỉnh Vĩnh Long (cúm A/H5N1): Dịch xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi vịt thuộc xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 400 con vịt.
Dịch Lở mồm long móng gia súc (LMLM)
Hiện nay, cả nước không có dịch LMLM.
Dịch Tai xanh trên lợn
Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.
Nhận định tình hình dịch
Cúm gia cầm: Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, AH5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Lở mồm long móng: Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Tai xanh trên lợn: Trong thời gian tới,có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 2151/TY-DT ngày 24/10/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Thị trường sản phẩm chăn nuôi
Do nguồn cung dồi dào, Trung Quốc giảm mua, giá thu mua lợn hơi tại Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long đã giảm 2.000 – 3.000 đ/kg so với thời điểm cận và sau Tết. Hiện có mức giá lợn hơi tại các tỉnh lần lượt là 31.000 – 32.000 đ/kg; 31.000 đ/kg và 29.000 đ/kg.
Nhìn trong 3 tháng đầu năm, giá lợn hơi biến động giảm, ngay tại thời điểm cận Tết (giữa tháng 1), giá lợn hơi tại Đồng Nai ở dưới giá thành 26.000 – 30.000 đ/kg do tỷ lệ tăng đàn quá nhanh khiến cung vượt cầu, không chủ động được thị trường và đặc biệt là phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Trái chiều với giá lợn hơi, trong tháng 3/2017, giá gà công nghiệp lông trắng sau khi giảm sâu xuống vào đầu tháng dưới mức giá thành là 17.000 – 19.000 đ/kg do tăng đàn quá nhanh và việc hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc thì đến cuối tháng giá lại tăng do nhu cầu tăng và nguồn gà Mỹ bị tạm ngừng nhập khẩu. Theo đó, giá thu mua gà lông trắng tại Vĩnh Long đã tăng khoảng 13.000 đ/kg đạt 32.000 đ/kg; tại Đồng Nai giá tăng khoảng 14.000 – 15.000 đ/kg, đạt 31.000 – 32.000 đ/kg.
Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi gia súc li>
- vietgap li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- kỹ thuật nuôi gà tây li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kỹ thuật chăn nuôi li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- tình hình chăn nuôi li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- tin tức chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất