[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2024 đến nay, các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn quốc, do đó, tạo điều kiện cho đàn vật nuôi phát triển tốt (đàn lợn tăng 2,9%; đàn gia cầm tăng 2,3%). Tuy nhiên, một số loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi có chiều hướng gia tăng mạnh, cụ thể như sau:
Bệnh Cúm gia cầm (CGC):
– Từ đầu năm đến ngày 10/7/2024, cả nước xảy ra 08 ổ dịch CGC A/H5N1 tại 08 huyện của 07 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 13.658 con. So với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch giảm 33,3%, số gia cầm chết, tiêu hủy giảm hơn 27,8%.
– Đặc biệt, ngày 16/3/2024, 01 người tại tỉnh Khánh Hòa đã bị nhiễm và tử vong vì vi rút CGC A/H5N1; trước đó, ngày 10/3/2024, 01 người tại tỉnh Tiền Giang đã bị nhiễm vi rút CGC A/H9N2 (đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam nhiễm chủng vi rút này).
– Hiện nay, cả nước có 01 ổ dịch CGC A/H5N1 tại tỉnh Tiền Giang chưa qua 21 ngày.
Bệnh Dại:
– Bệnh Dại trên người: Theo báo cáo của Bộ Y tế, cả nước ghi nhận 53 người tử vong do bệnh Dại (tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023) tại 29 tỉnh, thành phố, trong đó cao nhất trong cả nước là tỉnh Bình Thuận (07 ca), Đắk Lắk (05 ca); Bến Tre (04); ghi nhận trên 123.546 trường hợp người bị chó, mèo mắc Dại, nghi Dại cắn, cào phải điều trị dự phòng.
– Bệnh Dại trên động vật: cả nước có 153 ổ dịch bệnh Dại (tăng 13,3% lần so với cùng kỳ năm 2023) tại 34 tỉnh, thành phố, tổng số chó, mèo tiêu huỷ là 404 con (chi tiết tại Bảng 2). Hiện nay, có 12 ổ dịch bệnh Dại trên động vật tại 09 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.
– Kết quả tiêm phòng vắc xin: Tổng đàn chó trên cả nước đạt gần 7,3 triệu con; số chó mèo được tiêm phòng là hơn 3,9 triệu con, tỷ lệ tiêm phòng cả nước đạt gần 54% tổng đàn (chưa đạt yêu cầu theo quy định). Đến thời điểm báo cáo, chỉ có 36 địa phương báo cáo kết quả công tác tiêm phòng vắc xin và quản lý đàn chó trên hệ thống VAHIS.
c) Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP)
Nguồn: Cục Thú y
– Từ đầu năm đến ngày 10/7/2024, cả nước đã xảy ra 645 ổ dịch tại 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 41.742 con lợn, tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2023 (chi tiết tại Bảng 3).
– Dịch bệnh DTLCP xảy ra trầm trọng và đang diễn biến phức tạp và nặng nề nhất ở hai tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn, tiếp đến là các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An.
– Hiện nay, cả nước có 318 xã thuộc 76 huyện của 22 tỉnh có bệnh DTLCP chưa qua 21 ngày.
– Tổng cộng đến nay, các doanh nghiệp đã sản xuất và cung ứng ra thị 3 trường 5,7 triệu liều vắc xin phòng bệnh DTLCP, cụ thể:
+ Công ty Navetco đã sản xuất 2,2 triệu liều vắc xin DTLCP, trong đó cung ứng trong nước hơn 600.000 liều và xuất khẩu là 7.000 liều. Hiện nay, còn trong kho hơn 1 triệu liều.
+ Công ty AVAC đã sản xuất 3,5 triệu liều vắc xin DTLCP, trong đó cung ứng trong nước hơn 1,7 triệu liều và xuất khẩu là 300.000 liều. Hiện nay, còn trong kho hơn 1,5 triệu liều. Một số địa phương đã làm tốt công tác tiêm phòng vắc xin DTLCP nên đã kiểm soát được dịch bệnh như Cao Bằng, Bắc Giang (xung quanh là tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn đang có dịch trầm trọng), Sơn La, Bến Tre, Trà Vinh,..
Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE tại tỉnh Thái Bình
Bệnh Lở mồm long móng (LMLM):
– Cả nước phát sinh 44 ổ dịch LMLM (tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023) tại 25 huyện của 13 tỉnh; số gia súc mắc bệnh là 1.423 con (tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023), số gia súc tiêu hủy là 125 con.
– Hiện nay, có 01 dịch bệnh LMLM tại tỉnh Yên Bái chưa qua 21 ngày.
d) Bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò:
– Cả nước có 75 ổ dịch VDNC (tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2023) tại 12 tỉnh; số gia súc mắc bệnh là 445 con, số gia súc buộc tiêu hủy 96 con trâu, bò. – Hiện nay, cả nước có 04 ổ dịch VDNC tại 04 tỉnh Bắc Kạn, Hải Phòng, Gia Lai và Tiền Giang chưa qua 21 ngày. e) Các dịch bệnh khác trên gia súc, gia cầm: Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bệnh Tai xanh và Bệnh Nhiệt thán không xảy ra dịch, các dịch bệnh thông thường khác như: Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Đóng dấu lợn, Niu-cát-xơn, Gumboro,… được phát hiện và kiểm soát tốt, không gây thành dịch lớn. Hiện nay, đã có các loại vắc xin để phòng những bệnh này có hiệu quả; nhiều loại vắc xin được sản xuất trong nước.
P.V
Theo Cục Thú y, số lượng vắc xin đã sản xuất, nhập khẩu 06 tháng đầu năm: CGC là 296 triệu liều; LMLM là 31,5 triệu liều; Tai xanh là 17,3 triệu liều; Dại là 4,3 triệu liều; VDNC là 539 nghìn liều; DTLCP đã sản xuất 5,59 triệu liều; số vắc xin DTLCP đã cung ứng, sử dụng là 3,86 triệu liều.
Số lượng vắc xin đang bảo quản tại kho: CGC 94,5 triệu liều; LMLM 9,3 triệu liều; Tai xanh 8,8 triệu liều; Dại 1,6 triệu liều; VDNC 517 nghìn liều; DTLCP 2,6 triệu liều.
Số lượng vắc xin dự kiến sản xuất, nhập khẩu trong 06 tháng cuối năm 2024: CGC 320 triệu liều; LMLM 13,2 triệu liều; Tai xanh 18,2 triệu liều; Dại 5,8 triệu liều; VDNC 320 nghìn liều.
- cúm gia cầm li>
- lở mồm long móng li>
- dịch bênh li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- Cục Thú y li>
- viêm da nổi cục li> ul>
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất