Theo Cục Thú y – Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm 30/09/2018, tình hình dịch bệnh trong cả nước như sau:
Dịch Cúm gia cầm (CGC)
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh tại các địa phương.
Hiện nay, trên cả nước có 01 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6 tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (đã qua 16 ngày không phát sinh ca bệnh mới).
Dịch Lở mồm long móng gia súc (LMLM)
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch LMLM.
Dịch Tai xanh trên lợn
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.
Nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam
a) Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên thế giới
– Theo thông tin cập nhật từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 20/9/2018, đã có 19 quốc gia như: Bỉ, Bun-ga-ri, Cộng hòa Sát, Trung Quốc, Cote D’Ivoire, Cộng hòa Séc, E-xtô-ni-a, Hung-ga-ri, Kê-ni-a, Lát-vi-a, Lít-va, Môn-đô-va, Ni-giê-ri-a, Ba Lan, Ru-ma-ni, Liên bang Nga, Nam Phi, U-crai-na và Dăm-bi-a báo cáo bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Tổng số lợn bệnh là 309.839 con, số lợn chết vì bệnh là 100.289 con, tổng đàn lợn có nguy cơ, đã buộc phải tiêu hủy là 707.819 con.
– Tại Trung Quốc: Theo thông tin cập nhật từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), tính từ đầu tháng 8/2018 đến ngày 28/9/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 27 ổ dịch xuất hiện tại 8 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô, Chiết Giang, Cát Lâm và Khu tự trị Nội Mông). Tổng cộng đã có hơn 90.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.
– Trên 50% số nước trên thế giới đã sử dụng kỹ thuật Real-time PCR (là một trong những phương pháp hiện đại, đáng tin cậy nhất hiện nay) để xét nghiệm xác định bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
b) Các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam
– Ngày 12/9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1194/CĐ-TTg gửi các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
– Ngày 30/8/2018, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam.
– Ngày 30/8/2018, Cục Thú y đã ban hành Công văn số 2053/TY-DT gửi Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố để hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật nhằm chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam.
– Ngày 07/9/2018, Cục Thú y đã ban hành Công văn số 2105/KH-TY-DT về Kế hoạch chủ động triển khai giám sát để ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam; trong đó, có nội dung: (1) Xét nghiệm bổ sung để xác định bằng chứng của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi ở tất cả các mẫu bệnh phẩm của lợn được các tổ chức, cá nhân gửi đến các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y từ đầu năm 2018 đến nay; (2) Đề nghị các địa phương phối hợp tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; Các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ lợn hoặc trong quá trình vận chuyển.
– Ngày 19/9/2018, Cục Thú y đã ban hành các văn bản thành lập 10 đoàn công tác trực tiếp đến 26 tỉnh, thành phố trọng điểm, giáp biên giới, có tổng đàn lợn lớn, có nguy cơ cao để hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
– Ngày 19/9/2018, Cục Thú y đã ban hành Quyết định số 616/QĐ-TY-DT về việc thành lập Đội ứng phó nhanh để ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
– Ngày 21/9/2018, Cục Thú y đã ban hành Công văn số 2217/TY-DT về việc đăng ký để được chỉ định xét nghiệm bệnh Dịch tả Châu Phi
Nhận định tình hình dịch bệnh
a) Đối với Cúm gia cầm
– Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút CGC (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
– Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống CGC; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời; chủ động triển khai giám sát dịch bệnh để phát hiện sớm, cảnh báo và thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có dịch bệnh hoặc có mẫu giám sát cho kết quả dương tính với các chủng vi rút CGC có nguy cơ gây bệnh ở gia cầm và gây bệnh ở người; đồng thời căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút CGC và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (Công văn số 2904/TY-DT ngày 28/12/2017) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
b) Đối với Dịch tả lợn Châu phi
Nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam là rất cao Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã và đang chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm vào Việt Nam.
c) Đối với Lở mồm long móng
– Nguy cơ phát sinh các ổ dịch trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ổ dịch cũ là rất cao.
– Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch; đồng thời căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút LMLM và khuyến cáo sử dụng vắc xin năm 2018 (Công văn số 1635/TY-DT ngày 17/7/2018) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
d) Đối với Tai xanh trên lợn
– Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao.
– Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan; đồng thời căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (Công văn số 2904/TY-DT ngày 28/12/2017) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
– Theo dõi tình hình dịch bệnh ở các địa phương đặc biệt đối với bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh, Dại, Dịch tả lợn Châu Phi (ở các nước).
– Tổ chức triển khai các biện pháp phòng và ngăn chặn dịch bệnh theo Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 và Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30/8/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
– Tất cả 10 đoàn công tác của Cục Thú y trực tiếp đến 26 tỉnh, thành phố trọng điểm, giáp biên giới, có tổng đàn lợn lớn, có nguy cơ cao để hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
– Tiếp tục giám sát để ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam; trong đó, Cục Thú y, cụ thể: (1) Xét nghiệm bổ sung để xác định bằng chứng của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi ở tất cả các mẫu bệnh phẩm của lợn được các tổ chức, cá nhân gửi đến các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y từ đầu năm 2018 đến nay; (2) Lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; Các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ lợn hoặc trong quá trình vận chuyển.
– Tiếp thu và hoàn thiện Dự thảo “Kế hoạch quốc gia phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019 – 2025”.
– Tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại năm 2018; Chuẩn bị tổ chức Lễ mít tinh Ngày Quốc tế phòng chống bệnh Dại năm 2018, dự kiến ngày 04/10/2018 tại tỉnh Lào Cai.
– Tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức xây dựng và thực hiện các đề án về chuỗi sản xuất thịt lợn và chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE để xuất khẩu.
– Tiếp tục xây dựng hồ sơ quốc gia đề nghị OIE xác nhận Chương trình quốc gia, phòng chống bệnh LMLM (để làm cơ sở hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh và xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật).
– Các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Thú y tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật./.
Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- phòng chống dịch bệnh li>
- dịch tả heo châu Phi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất