[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dự báo trong thời gian tới, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nước ta có thể tiếp tục xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tổng đàn gia súc, gia cầm rất lớn; điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi; địa hình nước ta phức tạp; đường biên giới dài…
Cúm gia cầm xảy ra ở 5 tỉnh, thành
Năm 2020, tính đến ngày 11/2/2020, cả nước có 10 ổ dịch CGC do chủng vi rút A/H5N6 gây ra, buộc tiêu hủy 43.202 con gia cầm tại 05 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An.
Cụ thể, tại Quảng Ninh, xuất hiện 01 ô dịch CGC A/H5N6 xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi tại thuộc xã Dực Yên, huyện Đầm Hà. Tổng số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 3 000 con gà (ổ dịch đã qua 21 ngày).
Tỉnh Thanh Hóa: Tổng cộng có 03 ổ dịch, xảy ra tại 03 xã, 02 huyện buộc phải tiêu hủy 20.184 con gia cầm, cụ thể: 01 ổ dịch xảy ra tại xã Tân Khang, huyện Nông Cống phát sinh ngày 03/02/2020; 01 ổ dịch xảy ra tại xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương phát sinh ngày 04/02/2020, số giac ầm chết và tiêu hủy là 3 280 con; 01 ổ dịch tại 01 hộ chăn nuôi gia cầm thuộc xã Tân Thọ thuộc huyện Nông Cống vào ngày 07/02/2020, số gia cầm chết và tiêu hủy là 1.485 con vịt.
Tỉnh Nghệ An: Tổng cộng có 03 ổ dịch, xảy ra tại 03 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, buộc phải tiêu hủy 344 con gia cầm, cụ thể: Ngày 07/02/2020 xảy ra 01 ổ dịch tại xã Quỳnh Hồng, tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 231 con; 01 ổ dịch thuộc xã Quỳnh Hậu, tổng số gia cầm mắc bệnh là 58 con; 01 ổ dịch tại xã Quỳnh Bá, tổng số gia cầm mắc bệnh là 55 con gà.
Thành phố Hà Nội: Từ ngày 03/02/2020, phát sinh ổ dịch tại 04 hộ chăn nuôi tại thôn Phú Vinh, thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 6.807 con.
Cán bộ thú y tiêm phòng vắc xin cho vịt
Tỉnh Bắc Ninh: Từ ngày 5-11/02/2020, 02 ổ dịch A/H5N6 xảy ra tại 02 hộ tại phường Hòa Long, TP Bắc Ninh và xã Việt Thống, huyện Quế Võ làm chết và tiêu hủy 8.731 con vịt.
Hiện nay cả nước có 09 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 chưa qua 21 ngày bao gồm: 02 ổ dịch tại xã Tân Khang và xã Tân Thọ thuộc huyện Nông cống và 01 ổ dịch xã Quảng Trường thuộc huyện Quảng Xương, Thanh Hóa; 03 ổ dịch tại 03 xã: Quỳnh Hồng, Quỳnh Hậu và Quỳnh Bá thuộc huyện Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An và 01 ổ dịch tại xã Phú Nghĩa thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Nội); 02 ổ dịch tại phường Hòa Long, TP Bắc Ninh và xã Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Hiện nay, bệnh Cúm gia cầm là bệnh địa phương, đã được kiểm soát tốt, dịch bệnh không xảy ra ở diện rộng; các ổ dịch CGC xuất hiện rải rác, mỗi tình xuất hiện ở 1-2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin. Vi rút cúm gia cầm được phát hiện tại Việt Nam từ năm 2014. Hằng năm, vi rút này vẫn gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên cúm gia cầm, được phát hiện và kiểm soát kịp thời; đến nay, tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh do chủng vi rút cúm A/H5N6.
Vi rút gây bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam từ năm 2018 đến nay thuộc nhánh H5N1 2.3.2.1c (chủ yếu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long) và H5N6 2.2.4.4h, 2.3.4.4f, 2.3.4.4g (phân bố tại nhiều vùng trong cả nước). Phân tích các đặc tính bẩm sinh phân tử cho thấy không có sự biến đổi lớn, có tính đặc hiệu với thụ thể bám trên gia cầm.
Dự báo trong thời gian tới, dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Hiện nay tổng đàn gia cầm rất lớn (567 triệu con); điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi; nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ các lễ hội tăng cao; việc tổ chức tiêm vắc xin cho đàn gia cầm đạt tỉ lệt thấp tại một số địa phương, nhất là đối với chăn nuôi gia cầm nông hộ. Do đó, nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch viêm phổi cấp do chủng vi rút mới Corona (nCoV) gây ra.
Hiện nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9. Tuy nhiên, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và một số chủng vi rút khác như A/H5N2, A/H5N8 xâm nhiễm là rất cao.
Dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã hạ nhiệt
Lũy kế từ đầu tháng 2/2019 đến ngày 11/2/2020, bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã xảy ra tại 8.548 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là gần 6 triệu con với tổng trọng lượng gần 350.000 tấn, chiếm 9% tổng trọng lượng lợn của cả nước.
Trong đó, tháng 12/2029 đã buộc phải tiêu hủy 38.172 con, giảm 97% so với tháng 5/2019 (tháng cao điểm, buộc phải tiêu hủy 1,27 triệu con lợn); tháng 1/2020 buộc phải tiêu hủy 12.037 con (giảm 99% so với tháng 5/2019); tháng 2/2020 (đến ngày 11/02/2020), buộc phải tiêu hủy 6.2029 con.
Việc tiêu hủy lợn nhiễm ASF đã giảm hẳn
Có 8200 xã (chiếm 96% tổng số xã có dịch) đã qua 30 ngày; trong đó 30 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã qua 30 ngày; 29 tỉnh, thành phố có trên 85% số xã đã qua 30 ngày. Hiện nay có 348 xã thuộc 116 huyện của 33 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 286.532 con chưa qua 30 ngày.
Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, tính đến ngày 05/02/2020, tổng đàn lợn cả nước thời điểm hiện tại là trên 24 triệu con, trong đó có khoảng 2, 7 triệu con nái.
Sau khi qua đỉnh dịch vào tháng 5/2019, việc tái đàn đã được triển khai ngay tại các địa phương. Tuy nhiên, thời gian phục hồi đàn lợn cần từ 5-7 tháng, do vậy tháng 1/20202 đã có nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 tái đàn. Dự báo, sẽ tăng cao từ tháng 2/2019 và nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 đạt khoảng 4 triệu tấn (trong điều kiện kiểm soát tốt được dịch bệnh, nhất là ASF).
Đối với bệnh Lở mồm Long móng
Từ đầu tháng 01/2020 đến nay, báo cáo có 04 ổ dịch LMLM tuyp ) xảy ra tại tỉnh Tiền Giang (xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây); Quảng Ninh (xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ) và tỉnh Yên Bái (xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu).
Tỉnh Tiền Giang: Ngày 01/01/2020, 01 ổ dịch LMLM xuất hiện tại 3 hộ chăn nuôi thuộc xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tổng số gia súc mắc bệnh là 12 (9 con bò và 3 con lợn rừng lai), chết 5 con bò (chưa qua 21 ngày); và 01 dịch LMLM đã xuất hiện tại 2 hộ chăn nuôi ngày 06/01/2020 thuộc xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông, tổng số bò mắc bệnh là 2 con, chết 2 con (đã qua 21 ngày).
Tỉnh Quảng Ninh: Ngày 03/02/2020, phát sinh 01 ổ dịch tại xã Thanh Lâm thuộc huyện Ba Chẽ. Tổng số gia súc mắc bệnh là 21 con bò chưa qua 21 ngày.
Tỉnh Yên Bái: Ngày 05/02/2020 phát sinh 01 ổ dịch tại xã Pá Lau thuộc huyện Trạm Tấ. Tổng số gia súc mắc bệnh là 20 con (4 trâu và 16 bò) (chưa qua 21 ngày).
Hiện nay, cả nước có 03 ổ dịch LMLM tại xã Thanh Lâm thuộc huyện Ba Chẽ của tỉnh Quảng Ninh, xã Pá Lau thuộc huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái và xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang (chưa qua 21 ngày).
Bệnh tai xanh trên lợn: Năm 2019, không xuất hiện ổ dịch tai xanh trên lợn. Hiện nay, cả nước không có bệnh Tai xanh trên lợn. Cùng với đó, cũng đã chủ động nguồn vắc xin tai xanh do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Hiện nay, lượng vắc xin tai xanh trong kho của các doanh nghiệp có thể cung ứng cho thị trường là khoảng 3 triệu liều; dự kiến trong năm 2020, sản xuất và nhập khẩu khoảng 19 triệu liều vắc xin tai xanh; trong đó vắc xin sản xuất trong nước khoảng 6 triệu liều.
Bệnh dại
Đối với bệnh dại trên người, cả nước có 77 trường hợp tử vong do bệnh Dại (giảm 19 trường hợp so với năm 2018 có 105 trường hợp) tại 31 tỉnh. Số phải điều trị dự phòng sau phơi nhiễm khoảng 400.000 người.
Bệnh dại trên chó, năm 2019, qua công tác giám sát chủ động đã phát hiện được 21 ổ dịch được phát hiện trên chó tại 06 tỉnh là Đắc Nông (02 ổ), Đắc Lắc (01 ổ), Cà Mau (14 ổ), Trà Vinh (2), Kiên Giang (01) và Bạc Liêu (01). Tổng số chó chết và xử lí tiêu hủy là 25 con. Phát hiện 1.137 trường hợp chó nghi Dại cắn người là 19 tỉnh, thành. Tổng số đàn cho được thống kê tới thời điểm hiện tại là 7,37 triệu con và 4,7 triệu hộ nuôi chó. Tính từ tháng 1/2020 đến nay, cả nước ghi nhận 04 ca bệnh Dại trên người tương đương cùng kỳ năm 2020.
P.V
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- kiểm soát dịch bệnh li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất