Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 8 tháng năm 2023 đạt trên 5,35 triệu tấn, trị giá trên 1,71 tỷ USD, giá trung bình 320,2 USD/tấn, giảm 8,6% về lượng, giảm 18% kim ngạch và giảm 10,3% về giá so với 8 tháng năm 2022.
Trong đó, riêng tháng 8/2023 đạt 1,08 triệu tấn, tương đương 310,29 triệu USD, giá trung bình 288,6 USD/tấn, tăng 80% về lượng và tăng 75,4% kim ngạch so với tháng 7/2023, nhưng giá giảm 2,5%; so với tháng 8/2022 cũng tăng mạnh 50,7% về lượng, tăng 19,9% về kim ngạch nhưng giảm 20,5% về giá.
Achentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 8 tháng năm 2023, chiếm trên 36% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 1,96 triệu tấn, tương đương trên 619,69 triệu USD, giá 316,4 USD/tấn, giảm mạnh 45,7% về lượng, giảm 52,6% kim ngạch và giảm 12,6% về giá so với 8 tháng năm 2022.
Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, trong 8 tháng năm 2023 đạt 1,72 triệu tấn, tương đương 559,46 triệu USD, giá 325,3 USD/tấn, chiếm trên 32% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng mạnh 281% về lượng, tăng 272% về kim ngạch nhưng giá giảm nhẹ 2,4% so với 8 tháng năm 2022.
Tiếp đến thị trường Ấn Độ 8 tháng năm 2023 đạt 1,18 triệu tấn, tương đương 364,97 triệu USD, giá 309,7 USD/tấn, chiếm 22% trong tổng lượng và chiếm 21,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 74% về lượng, tăng 63,2% về kim ngạch, nhưng giá giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu ngô 8 tháng năm 2023
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 11/9/2023 của TCHQ)
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong tháng 8/2023 đạt 166.091 tấn, tương đương 96,65 triệu USD, giá trung bình 581,9 USD/tấn, tăng 83,8% về lượng và tăng 86% kim ngạch so với tháng 7/2023, giá tăng 1,2%; so với tháng 8/2022 cũng tăng mạnh 207% về lượng và tăng 138% về kim ngạch, nhưng giá giảm 22,6%.
Tính chung 8 tháng năm 2023 cả nước nhập khẩu gần 1,37 triệu tấn đậu tương, trị giá gần 876,75 triệu USD, giá trung bình 637,8 USD/tấn, tăng 7,1% về lượng, nhưng giảm 2% kim ngạch và giảm 8,5% về giá so với 8 tháng năm 2022.
Đậu tương nhập khẩu về Việt Nam từ thị trường Brazil nhiều nhất, trong tháng 8/2023 tăng mạnh 101,4% về lượng và tăng 108,5% kim ngạch so với tháng 7/2023, giá tăng nhẹ 3,5%, đạt 142.958 tấn, tương đương 81,03 triệu USD, giá 566,8 USD/tấn; Tính chung, 8 tháng năm 2023 nhập khẩu đậu tương từ thị trường này đạt 735.484 tấn, tương đương 439,25 triệu USD, chiếm 53,5% trong tổng lượng và chiếm 50% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 8,1% về lượng, giảm 22,2% về kim ngạch, giá giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu đậu tương từ thị trường Mỹ – thị trường lớn thứ 2 trong 8 tháng năm 2023 đạt 498.347 tấn, tương đương 340,73 triệu USD, giá 683,7 USD/tấn, chiếm 36,3% trong tổng lượng và chiếm 38,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng 22,9% về lượng, tăng 24,6% về kim ngạch và giá tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, nhập khẩu đậu tương từ thị trường Canada 8 tháng năm 2023 đạt 75.088 tấn, tương đương trên 55,8 triệu USD, giá 743 USD/tấn, tăng 7,8% về lượng, tăng 10% về kim ngạch và giá tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu từ thị trường Campuchia đạt 375 tấn, tương đương 292.550 USD, giá 780 USD/tấn, giảm mạnh 94% cả về lượng và kim ngạch nhưng tăng 3,5% về giá.
Nhập khẩu đậu tương 8 tháng năm 2023
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 11/9/2023 của TCHQ)
Tổng hợp: Thuỷ Chung
Nguồn: Trung tâm TTCN&TM
- nhâp khẩu ngô li>
- thị trường nhập khẩu ngô li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất