[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TACN&NL) trong kỳ từ ngày 18/10/2022 đến ngày 26/10/2022 đạt 122,4 triệu USD, tăng 15,8% so với kỳ trước.
Về chủng loại nhập khẩu:
Trong kỳ này, khô đậu tương là mặt hàng đạt lượng nhập khẩu lớn nhất, với 123,5 nghìn tấn, giá nhập khẩu trung bình 567 USD/tấn, giảm 22 USD/tấn so với kỳ trước. Achentina là thị trường cung cấp lớn nhất, đạt 59,6 nghìn tấn, với giá nhập khẩu trung bình 555 USD/tấn, giảm 39 USD/tấn so với kỳ trước. Singapore là thị trường cung cấp lớn thứ 2 đạt 40,3 nghìn tấn, với giá nhập khẩu là 572 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn so với kỳ trước. Nhập khẩu từ Braxin đạt 23,7 nghìn tấn, với giá nhập khẩu trung bình 588 USD/tấn, giảm 51 USD/tấn so với kỳ trước.
Khô dầu cọ là mặt hàng có lượng nhập khẩu lớn thứ 2, đạt 20,8 nghìn tấn, giá nhập khẩu bình quân đạt 167 USD/tấn, giảm 6 USD/tấn so với kỳ trước. Indonesia là thị trường cung cấp lớn nhất, đạt 16,6 nghìn tấn, với giá trung bình 168 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với kỳ trước. Singapore là thị trường cung cấp lớn thứ 2, đạt 2,2 nghìn tấn, với giá nhập khẩu trung bình 155 USD/tấn, giảm 4 USD/tấn so với kỳ trước.
Bột thịt xương là mặt hàng có lượng nhập khẩu lớn thứ 3, đạt 18,5 nghìn tấn, giá nhập khẩu bình quân đạt 565 USD/tấn, tương đương với kỳ trước. Hà Lan là thị trường cung cấp lớn nhất, đạt 3,1 nghìn tấn, với giá trung bình 567 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn so với kỳ trước.
Giá nhập khẩu trung bình một số chủng loại TACN&NL như sau: DDGS đạt 360 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn; Cám gạo có giá 240 USD/tấn, giảm 2 USD/tấn; Cám mỳ có giá bình quân là 297 USD/tấn, tăng 17 USD/tấn so với kỳ trước; Giá bột cá đạt 1.523 USD/tấn, tăng 18 USD/tấn; Giá bột lông vũ đạt 829 USD/tấn, giảm 30 USD/tấn; Giá bột gia cầm là 920 USD/tấn, giảm 53 USD/tấn; Khô dầu hạt cải đạt 310 USD/tấn, giảm 32 USD/tấn so với kỳ trước…
PV
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
Tin mới nhất
T3,01/04/2025
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi bằng chọn và nhân giống (Kỳ I)
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất