Là thị trường có vị trí địa lý không xa so với các quốc gia khác, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, chiếm trên 30% tỷ trọng, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam. Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu với kim ngạch đến hàng tỷ USD, cụ thể như năm 2016 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 2,1% so với năm 2015; năm 2017 là 3,2 tỷ USD giảm 7% và sang năm 2018, cụ thể là 9 tháng đầu năm đạt 2,89 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ 2017.
Nhưng ngược lại, xuất khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam cũng có tốc độ tăng đáng kể đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cụ thể, nếu như năm 2016 thu về trên 586,47 triệu USD, tăng 15,7% so với 2015, thì sang năm 2017 đạt 609,7 triệu USD, tăng 4,0% và 9 tháng đầu năm 2018 đạt 542 triệu USD, chiếm 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2017. Tính riêng tháng 9/2018, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm 5,7% so với tháng 8/2018 chỉ có 59,7 triệu USD.
Trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ thì Trung Quốc là thị trường có tỷ trọng lớn chiếm 31,7% đạt 172,3 triệu USD, tăng 15,18% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 9/2018 đạt 16,2 triệu USD giảm 28,72% so với tháng 8/2018 nhưng tưng 5,52% so với tháng 9/2017.
Đứng thứ hai là thị trường Campuchia, chiếm 12,8% tỷ trọng đạt 69,8 triệu USD, tăng 14,04% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2018 đã xuất trên 10 triệu USD mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu sang Campuchia, tăng 31,08% so với tháng 8/2018 và tăng 53,36% so với tháng 9/2017.
Kế đến là các nước Ấn Độ, Malasyia và Hoa Kỳ đạt tương ứng 55,6 triêu USD; 50,7 triệu USD và 30 triệu USD tăng lần lượt 37,09%; 24,52% và 57,05%.
Ngoài những thị trường kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang các nước khác như Đài Loan (TQ), Indonesia, Malaysia…
Nhìn chung, 9 tháng đầu năm nay xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, số này chiếm 76,9% và ngược lại thị trường với kim ngạch suy giảm chiếm 23%.
Đặc biệt, thời gian này Hàn Quốc và Mỹ, hai thị trường tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Việt Nam, trong đó Hàn Quốc tăng vượt trội 89,51% so với cùng kỳ tuy chỉ đạt 23,1 triệu USD, tính riêng tháng 9/2018 tăng gấp 3 lần (tức tăng 203,29%) và gấp 4,3 lần (tức tăng 330,35%) đạt 4,9 triệu USD.
Đối với thị trường Mỹ tăng 57,05% đạt 30 triệu USD so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2018 tăng 37,27% đạt 3 triệu USD và tăng 15,97% so với tháng 9/2017.
Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Indonesia giảm mạnh 42,85% tương ứng với 9 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng năm 2018
Thị trường | T9/2018(USD) | +/- so với T8/2018 (%)* |
9T/2018 (USD) | +/- so với cùng kỳ (%)* |
Trung Quốc | 16.293.620 | -28,72 | 172.067.203 | 15,18 |
Campuchia | 10.012.049 | 31,08 | 69.854.536 | 14,04 |
Ấn Độ | 3.804.635 | 32,47 | 55.696.031 | 37,09 |
Malaysia | 5.865.736 | -12,28 | 50.745.047 | 24,52 |
Mỹ | 3.031.866 | 37,27 | 30.073.096 | 57,05 |
Hàn Quốc | 4.976.822 | 203,29 | 23.116.187 | 89,51 |
Đài Loan | 2.755.096 | -6,42 | 22.801.597 | 32,27 |
Thái Lan | 1.411.203 | -51,13 | 22.292.484 | -23,55 |
Nhật Bản | 2.599.910 | 0,6 | 21.949.152 | 4,93 |
Philippines | 3.348.821 | 12,58 | 17.115.911 | 5,22 |
Bangladesh | 1.312.851 | -29,35 | 10.030.311 | -21,78 |
Indonesia | 871.219 | -7,14 | 9.068.077 | -42,85 |
Singapore | 204.076 | -56,26 | 2.588.937 | 24,18 |
(*Vinanet tổng hợp số liệu từ TCHQ)
Hương Nguyễn
Nguồn: Vinanet
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
Tin mới nhất
T3,01/04/2025
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi bằng chọn và nhân giống (Kỳ I)
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất