Hơn tuần nay, tốc độ lây nhiễm của dịch tả lợn Châu Phi có xu hướng chậm lại. Đáng nói, mức tiêu thụ trên thị trường tăng khiến giá lợn hơi tăng nhanh khoảng 5 – 10 ngàn đồng/kg tùy địa phương.
Giá lợn hơi tăng nhanh
Sau 2 tháng xâm nhập vào Việt Nam (1.2.2019), dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng trên 23 tỉnh, thành phố của cả nước. Điều đáng mừng là đã hơn một tuần nay, dịch bệnh này có chiều hướng không lan rộng ra tỉnh khác.
Dịch bệnh lắng xuống cùng với sự tuyên truyền mạnh mẽ của cơ quan truyền thông, người dân đã yên tâm tiêu tiêu thụ thịt lợn trở lại, giá thịt lợn trên thị trường tăng nhanh
Là địa bàn có nhiều tỉnh bị dịch bệnh, nên giá lợn hơi tại miền Bắc tăng không đáng kể, nhưng tại thị trường miền Nam và miền Trung, giá lợn hơi tăng mạnh. Ngày 2.4, giá lợn hơi tại các tỉnh từ miền Trung đang ở mức đạt 49 ngàn – 52 ngàn đồng/ kg.
Tại miền Nam, ngoài các tỉnh TPHCM, Bình Phước, Tây Ninh, Sóc Trăng ghi nhận giá lợn hơi ở mức 48 ngàn – 49 ngàn đồng/kg. Các tỉnh, thành còn lại báo giá tốt hơn, duy trì trong khoảng 50 ngàn – 52 ngàn đồng/ kg.
Đặc biệt, miền Trung – Tây Nguyên, giá được điều chỉnh tăng mạnh. Nếu như 10 ngày trước giá lợn hơi tại Hà Tĩnh, Thanh Hóa chỉ ở mức 32 ngàn – 33 ngàn đồng/ kg thì ngày 4.4, đã tăng khoảng 10 ngàn – 15.000 ngàn/ kg. Ngày 2.4, giá lợn hơi tại Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ở mức 49 ngàn – 50 ngàn đồng/kg. Tại Hà Tĩnh, Quảng Bình lợn hơi được giao dịch trong khoảng 49 ngàn – 50 ngàn đồng/kg.
Các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Định giá lợn hơi ở mức 44 ngàn – 48 ngàn đồng/ kg.
Giá thịt lợn tại các chợ trên cả nước cũng tăng khoảng 5 ngàn -10 ngàn đồng/ kg, đặc biệt giá thịt loại 1 tại các chợ dân sinh ngày 2.4 phổ biến ở mức 100 ngàn – 110 ngàn đồng/kg. Hiện nay, sức mua đối với mặt hàng thịt lợn đang tăng trở lại do người dân đã gạt bỏ được e ngại, bắt đầu sử dụng thịt lợn trong bữa ăn nhiều hơn.
Giá lợn hơi tăng trở lại bởi sức mua thịt lợn trên thị trường đang ấm lên. Ảnh: Kh.V
Chung sống thích ứng với virus dịch tả lợn Châu Phi
Theo Bộ trưởng NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện trên thế giới gần 100 năm nay và đến thời điểm này các tổ chức quốc tế vẫn chưa tìm ra vaccine phòng bệnh, cũng chưa tìm được thuốc đặc trị chữa bệnh. Vì vậy, khi có dịch dịch tả lợn Châu Phi, không chỉ lợn bị mắc bệnh mà lợn khỏe mạnh ở chung chuồng với lợn bệnh cũng bị tiêu hủy.
Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, giải pháp hiện nay là phải chăn nuôi sinh học, không để virus dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào các trang trại lớn chăn nuôi chất lượng cao, công nghệ cao.
“Trước mắt không thể diệt được virus dịch tả lợn Châu Phi nên giải pháp tốt nhất là thích ứng với virus này bằng chăn nuôi sinh học, công nghệ cao. Bên cạnh đó cần nhanh chóng nghiên cứu để tìm ra vaccine phòng ngừa bệnh. Không thể vì thế giới chưa làm được (tìm ra vaccine phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi – PV) mà Việt Nam không cố gắng làm”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.
Theo Bộ NNPTNT, đến ngày 2.4.2019, đã có 476 xã của 91 huyện thuộc 23 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn Châu Phi. Dịch bệnh đã khiến gần 74 ngàn con lợn bị nhiễm bệnh và phải tiêu hủy. Như vậy, gần hết các tỉnh tại miền Bắc đã có dịch tả lợn Châu Phi, trừ một số tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang chưa thông tin có dịch bệnh này.
KH.V
Nguồn: Báo Lao Động
- dịch tả heo châu Phi li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li>
- vaccine dịch tả lợn Châu Phi li>
- giá lợn hơi tăng li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất